Vỡ mộng với cây gừng

Đến thời điểm này, toàn huyện Thới Bình có hơn 200ha trồng gừng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2014.
Nhưng theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình, diện tích bị thiệt hại hiện lên đến 40%.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm - Trưởng Phòng Nông nghiệp cho biết: “Tình hình gừng bị thiệt hại vì nhiễm bệnh đang diễn ra trên diện rộng, bệnh phổ biến là thối củ.
Bà con nên bán gừng càng nhanh càng tốt để tránh bị thiệt hại, bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này”.
Năm vừa qua, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyến (ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông) chỉ trồng nửa công gừng nhưng đã bán được hơn 150 triệu.
Vì thế ở vụ gừng năm nay, gia đình chị quyết tâm mở rộng diện tích trồng lên 3 công.
Ngoài ra, chị còn đi mướn thêm 4 công nữa để trồng.
Nhưng với tình hình hiện tại, ngoài 3 công gừng phải bán non để “chạy” dịch bệnh thì 4 công gừng đi mướn đã trắng tay.
Chị Tuyến cho biết: “Từ hồi tháng 6 âm lịch, gừng đã bắt đầu có dấu hiệu bị thối, phát hiện buổi sáng thì buổi chiều cây gừng bắt đầu héo đi rất nhanh.
Vì thế gia đình đã quyết định bán non gừng để lấy lại phần chi phí đầu tư, vì mỗi công gừng đi mướn là 30 triệu đồng.
Nhưng thu hoạch chỉ bán được hơn 10 triệu, vụ gừng năm nay coi như cầm chắc lỗ hơn 100 triệu đồng”. Nhận thấy gừng là cây có thể giúp đời sống kinh tế phát triển nhanh chóng, nhiều hộ dân ở các xã Biển Bạch Đông, Trí Lực, Tân Bằng...
của huyện Thới Bình đua nhau chuyển sang trồng gừng.
Nhiều hộ dù không có vốn, đất đai để đầu tư nhưng vẫn cố gắng đi thuê, mua chịu giống, phân để trồng, giờ đây đành ngậm ngùi nhìn gừng từng ngày bị héo dần đi mà không có cách gì cứu vãn được.
Hiện tại, giá gừng được các thương lái thu mua dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, nếu trừ chi phí nhân công thu hoạch bình quân 1.000 đồng/kg thì đúng bằng mức giá thấp điểm hồi những năm 2013.
Điều đáng nói, hiện tình trạng người dân thu hoạch gừng non nhằm “chạy” bệnh đã khiến cho hàng loạt thương lái bắt đầu o ép giá, thậm chí từ chối không mua.
Ông Nguyễn Phi Thoàn - Phó Chủ tịch xã Biển Bạch Đông cho biết: “Năm 2014, giá gừng tăng cao một cách đột biến, có thời điểm gần 30.000 đồng/kg, bình quân 1ha cho thu nhập gần 1 tỷ đồng đã khiến cho người dân nơi đây tự phát phá mía trồng gừng.
Hiện diện tích trồng gừng đã tăng từ vài ha nhỏ lẻ lên gần 110ha.
Tuy nhiên, hiện diện tích gừng bị thiệt hại đã trên dưới 50ha”.
Có thể bạn quan tâm

Hàng Trung Quốc đội lốt làm hại hàng Việt nhan nhản trên thị trường.

Bằng việc hợp tác với nhau thông qua tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, câu lạc bộ cùng sở thích dưới sự hướng dẫn của Hội Nông dân (ND) đã giúp nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trở nên khấm khá.

Khi nhắc đến sen, nhiều người nghĩ về vùng Đồng Tháp, nhưng ở Hậu Giang hiện nay đã có những ruộng sen bạt ngàn mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

Với cán cân sản xuất- chế biến như hiện nay, nếu không tổ chức lại sản xuất, thực chất TPP sẽ chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản, biến nước ta thành “công xưởng” chế biến thủy sản, còn người nông dân sẽ vẫn đứng ngoài cuộc.

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.