Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vỡ mộng với cây gừng

Vỡ mộng với cây gừng
Ngày đăng: 25/11/2015

Đến thời điểm này, toàn huyện Thới Bình có hơn 200ha trồng gừng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2014.

Nhưng theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình, diện tích bị thiệt hại hiện lên đến 40%.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm - Trưởng Phòng Nông nghiệp cho biết: “Tình hình gừng bị thiệt hại vì nhiễm bệnh đang diễn ra trên diện rộng, bệnh phổ biến là thối củ.

Bà con nên bán gừng càng nhanh càng tốt để tránh bị thiệt hại, bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này”.

Năm vừa qua, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyến (ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông) chỉ trồng nửa công gừng nhưng đã bán được hơn 150 triệu.

Vì thế ở vụ gừng năm nay, gia đình chị quyết tâm mở rộng diện tích trồng lên 3 công.

Ngoài ra, chị còn đi mướn thêm 4 công nữa để trồng.

Nhưng với tình hình hiện tại, ngoài 3 công gừng phải bán non để “chạy” dịch bệnh thì 4 công gừng đi mướn đã trắng tay.

Chị Tuyến cho biết: “Từ hồi tháng 6 âm lịch, gừng đã bắt đầu có dấu hiệu bị thối, phát hiện buổi sáng thì buổi chiều cây gừng bắt đầu héo đi rất nhanh.

Vì thế gia đình đã quyết định bán non gừng để lấy lại phần chi phí đầu tư, vì mỗi công gừng đi mướn là 30 triệu đồng.

Nhưng thu hoạch chỉ bán được hơn 10 triệu, vụ gừng năm nay coi như cầm chắc lỗ hơn 100 triệu đồng”. Nhận thấy gừng là cây có thể giúp đời sống kinh tế phát triển nhanh chóng, nhiều hộ dân ở các xã Biển Bạch Đông, Trí Lực, Tân Bằng...

của huyện Thới Bình đua nhau chuyển sang trồng gừng.

Nhiều hộ dù không có vốn, đất đai để đầu tư nhưng vẫn cố gắng đi thuê, mua chịu giống, phân để trồng, giờ đây đành ngậm ngùi nhìn gừng từng ngày bị héo dần đi mà không có cách gì cứu vãn được.

Hiện tại, giá gừng được các thương lái thu mua dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, nếu trừ chi phí nhân công thu hoạch bình quân 1.000 đồng/kg thì đúng bằng mức giá thấp điểm hồi những năm 2013.

Điều đáng nói, hiện tình trạng người dân thu hoạch gừng non nhằm “chạy” bệnh đã khiến cho hàng loạt thương lái bắt đầu o ép giá, thậm chí từ chối không mua.

Ông Nguyễn Phi Thoàn - Phó Chủ tịch xã Biển Bạch Đông cho biết: “Năm 2014, giá gừng tăng cao một cách đột biến, có thời điểm gần 30.000 đồng/kg, bình quân 1ha cho thu nhập gần 1 tỷ đồng đã khiến cho người dân nơi đây tự phát phá mía trồng gừng.

Hiện diện tích trồng gừng đã tăng từ vài ha nhỏ lẻ lên gần 110ha.

Tuy nhiên, hiện diện tích gừng bị thiệt hại đã trên dưới 50ha”.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông

Những năm gần đây, các loại thức ăn chế biến từ rắn mối - một loài bò sát có rất nhiều ở nông thôn bỗng dưng trở thành một món khoái khẩu, là đặc sản trong các nhà hàng sang trọng, với giá bán cao ngất ngưởng. Nhiều người đã nghiên cứu và thử nghiệm nuôi rắn mối với quy mô công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

12/09/2015
Tái phạm sử dụng chất cấm do quản lý kém? Tái phạm sử dụng chất cấm do quản lý kém?

Thời gian gần đây, Chi cục Thú y Đồng Nai liên tục tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các trang trại chăn nuôi và lấy mẫu xét nghiệm chất cấm. Trong đó, đoàn kiểm tra cũng đã lấy mẫu xét nghiệm từ các trang trại chăn nuôi có lô heo dương tính với chất cấm theo kết quả kiểm tra của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh.

12/09/2015
Làm giàu từ V.A.C Làm giàu từ V.A.C

Từ diện tích đất bỏ hoang của địa phương, anh Nghiêm Đình Minh (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã mạnh dạn đấu thầu, vay vốn phát triển mô hình kinh tế vườn - ao -chuồng (V.A.C) mang lại giá trị kinh tế cao.

12/09/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Cư Kuin Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Cư Kuin

Để giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ổn định và bền vững, Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại buôn Kram, xã Ea Tiêu.

12/09/2015
Ngành chăn nuôi sẽ chịu thiệt nhất từ TPP và AEC Ngành chăn nuôi sẽ chịu thiệt nhất từ TPP và AEC

Nuôi bò quy mô nông hộ sẽ bị thu hẹp do kém cạnh tranh khi hội nhập.

12/09/2015