Vợ Chồng Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu

Hơn 20 năm phục vụ trong quân đội, vợ chồng cựu chiến binh Võ Văn Chuột và Trần Thị Xuân xuất ngũ trở về xã nhà, ở ấp Phú Lợi A (Phú Kiết, huyện Chợ Gạo) tiếp tục tham gia vào mặt trận sản xuất phát triển kinh tế gia đình, quyết tâm xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Tham gia bộ đội từ năm 1961, sau năm 1975 chú Võ Văn Chuột về làm công tác hậu cần của Tỉnh đội. Đến năm 1986, chú xuất ngũ trở về xã nhà chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Còn cô Trần Thị Xuân (vợ chú) cũng là một cựu chiến binh.
Cô Xuân tâm sự: “2 vợ chồng đi bộ đội về không biết làm cũng phải ráng làm, chú thì làm ruộng, cô thì đi thu mua lúa bán lại. Gói ghém lo cho gia đình, nuôi các con. Thời gian đó có nhiều khó khăn, cô chú chỉ biết động viên nhau cố gắng làm”. Dành dụm được bao nhiêu, cô chú đều lo cho 5 người con ăn học, lo phát triển kinh tế gia đình. Chú Chuột chia sẻ: “Khi đó, có ít tiền là chú để làm vốn. Khi kinh tế khá giả, chú xây dựng được ngôi nhà khang trang, sạch đẹp”.
Để có được cơ ngơi như bây giờ, vợ chồng chú đã nỗ lực rất nhiều, bằng ý chí và nghị lực của người cựu chiến binh. Cô chú đã cải tạo 1ha trồng lúa không hiệu quả thành đất trồng thanh long; chuồng thì nuôi heo, bò; ao thì thả cá; trang trại nuôi hơn 5.000 con chim cút. Chú khoe rằng, đợt thu hoạch thanh long vừa rồi chú thu lãi 200 triệu đồng.
Chú tự hào về gia đình mình: “Dù nghèo khó, nhưng 5 đứa con của chú đều ngoan hiền, đó chính là động lực giúp vợ chồng chú vượt qua khó khăn. Vợ chú luôn ủng hộ, sát cánh cùng chú lo cho gia đình. Giờ các con đã lớn khôn, có việc làm ổn định, cô chú đã thấy mãn nguyện lắm rồi”.
Gia đình chú còn là gia đình gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đều đặn mỗi tuần 3 buổi, cô Xuân dạy dưỡng sinh miễn phí cho những người cao tuổi bị bệnh trong xã.
Cô vui vẻ cho biết: “Cô đi dạy dưỡng sinh cũng hơn 5 năm rồi. Đây là công việc mà cô thấy rất có ý nghĩa, những ông bà cụ lớn tuổi bị bệnh đi lại khó khăn, nhưng khi tập dưỡng sinh vài ngày là có thể đi lại được. Đây cũng là môi trường giúp mọi người thư giãn, tinh thần thoải mái, tập dưỡng sinh lại còn khỏe người. Điển hình như có một anh bị bệnh ưng thư, bác sĩ nói chỉ có thể sống được 3 tháng, nhưng khi anh tham gia tập dưỡng sinh cùng mọi người thì sự sống của anh kéo dài hơn 1 năm”.
Vợ chồng chú Võ Văn Chuột và cô Trần Thị Xuân là những cựu chiến binh tiêu biểu rất đáng biểu dương, khen ngợi vì đã biết vươn lên làm giàu từ nghèo khó và là hạt nhân kích thích phong trào cựu chiến binh hăng hái thi đua làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.

Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD mỗi năm. Nhưng đây là loại cây thế nào và có thật sự dễ dàng kiếm tiền như vậy?

Cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (thịt trắng, trọng lượng 0,8 - 0,9 kg/con) hiện chỉ còn 25.000 - 26.000 đồng/kg; cá có chất lượng thịt thấp hơn (thịt vàng) chỉ còn 24.000 - 24.500 đồng/kg, thậm chí có nơi rớt xuống mức giá 21.000 - 22.000 đồng/kg như vào thời kỳ tháng 5 năm nay, khi thừa mứa cá, rớt giá thê thảm.

Trong cuộc làm việc mới đây tại Phú Yên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh xem lại việc sản lượng cá ngừ đại dương liên tục giảm. Trong khi đó, tại địa phương, nhiều cử tri đề nghị tỉnh có những giải pháp thiết thực giúp ngư dân khai thác cá ngừ đại dương.