Vỏ Cây Cóc Trị Tiêu Chảy

(Phunudep) - Trái cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.
Dân ta thường dùng trái cóc còn xanh, gọt vỏ rồi ngâm trong một thứ nước pha mặn, ngọt, sau đó thoa lên một lớp muối ớt đo đỏ trông rất hấp dẫn, bày bán nhiều nơi.
Có người lại thích ăn cóc chín vì có thịt mềm, ngọt, nhiều nước, hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, món gỏi cóc xanh với tôm khô, cá khô thì đúng điệu là món nhậu “đặc sản Nam Bộ”.
Thực ra, trái cóc không chỉ ngon miệng mà còn là loại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng. Qua phân tích, các nhà khoa học đã chứng minh được thành phần thịt trái cóc như sau: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%.
Trong 100 g thịt của trái cóc chứa tới 42 mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Trái cóc từ lâu cũng đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát. Nhai thật kỹ trái cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng. Dân ở một số nơi còn nghiền nhỏ thịt trái cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực.
Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy, hiện Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ, sắc uống (lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750 ml nước còn 250 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày).
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, huyện Phú Tân đã thu hoạch hơn 1.200 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha. Những tháng đầu năm, tình hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện gặp khó khăn về giá cả, thiếu điện cũng như các yếu tố đầu vào tăng cao; tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghiệp vẫn tăng khá cao.

Quảng Hợp có diện tích đất rừng khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển mô hình chăn nuôi dê thả rừng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê núi của một số hội viên điển hình, Hội Nông dân xã đã tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, từ những mô hình chăn nuôi kém hiệu quả sang nuôi dê thả rừng.

Chị Nguyễn Thị Quyên- tiểu thương chợ Vĩnh Long cho biết: Khoảng 1 tháng nay, giá sầu riêng tăng mạnh lại khan hiếm hàng. Nguyên nhân là do nghịch mùa, nhu cầu xuất khẩu tăng. Phần lớn phải mua sầu riêng sống, để chín dần, trái xấu cũng mua mới có hàng bán. Nhập khoảng 200 kg/đợt, bán 4 - 5 ngày mới hết, sức mua cũng không tăng nhiều.

Theo ông Bình, cây iều trước đây là loại rất phổ biến ở địa phương theo kiểu ăn chơi. Do nước lũ, người dân đã chặt bỏ để trồng bắp, cà, sả… nên từ rất lâu không còn nghe ai nhắc đến và cây iều gần như “tiệt chủng”. Trong một lần đi học tập kinh nghiệm làm ăn ở các tỉnh miền Đông, gặp cây iều có cái tên là lạ, ông đã xin giống đem về trồng.

Cây nhãn Thạch Kiệt trồng khoảng 24 tháng là có thể xử lý cho trái. Giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Kháng được bệnh “chổi rồng”, cơm dầy, khô giòn, hạt nhỏ, thơm, trái sai, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với thổ nhưỡng vùng đất ven sông Tiền.