VN vẫn nhập khẩu rau quả nhiều nhất từ Thái Lan

Theo đại diện Hiệp hội, đây là số liệu được tổng hợp từ nguồn Hải quan và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các loại trái cây Thái Lan xuất khẩu nhiều sang Việt Nam bao gồm sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, me, măng cụt, xoài.
Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau Thái Lan với giá trị nhập khẩu đạt gần 79,1 triệu đô la Mỹ. Các nước tiếp theo là Mỹ với hơn 36,51 triệu đô la Mỹ, Myanmar đạt 29,78 triệu đô la Mỹ, Nam Phi đạt hơn 9,74 triệu đô la Mỹ, New Zealand đạt gần 8,7 triệu đô la Mỹ.
Nếu so với bảy tháng năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam giảm 0,58%.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất, với trị giá hơn 282,5 triệu đô la Mỹ. Các thị trường lớn tiếp theo Việt Nam xuất khẩu rau quả đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Nga và Singapore.
Số liệu tổng hợp từ Bộ NN&PTNT cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 8-2015 của Việt Nam ước đạt 118 triệu đô la Mỹ, 8 tháng năm 2015 xuất khẩu ước đạt 1.081 triệu đô la Mỹ, ước đạt 103% so với cùng kỳ 2014 (năm 2014 đạt 1049 triệu đô la Mỹ).
Kim ngạch nhập khẩu rau quả, tháng 8-2015 ước đạt 71 triệu đô la Mỹ, 8 tháng năm 2015 ước đạt 379 triệu đô la Mỹ đạt 105,3% so với cùng kỳ 2014 (360 triệu đô la Mỹ). Tháng 8-2015 rau quả ước xuất siêu 47 triệu đô la Mỹ và 8 tháng 2015 rau quả ước xuất siêu 702 triệu đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.

Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.

Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.

Là vùng đất khó giữ nước lại gắn với trồng rừng nên nhiều năm qua 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển (Cà Mau) khó hoàn thành chỉ tiêu diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, với cách làm sáng tạo, một số nông dân của 2 huyện này đã xây dựng được những mô hình đặc thù và hiệu quả.

Sáng 07-8 tại UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị chuyên đề quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp của 8 tỉnh/thành ven biển ĐBSCL đã đến dự hội nghị.