VN Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Mozambique

Theo thỏa thuận, chính quyền Nampula sẽ cấp cho các nhà đầu tư VN 10.000 ha để trồng điều và 30 ha đất xây dựng nhà máy chế biến điều ở huyện Mogovolas. Huyện Ribaue cấp cho nhà đầu tư VN 20.000 ha để trồng sắn, huyện Meconta cấp quyền khai thác rừng và một diện tích xây dựng nhà máy chế biến gỗ.
Phía VN sẽ cung cấp giống cây điều, giống sắn kháng bệnh, cử các chuyên gia, nhà quản lý và khoa học có kinh nghiệm sang hỗ trợ phía Mozambique về kỹ thuật canh tác điều, sắn. Mozambique là một quốc gia ở đông nam châu Phi. Nông nghiệp thu hút khoảng 80% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 23% GDP của đất nước. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là bông, mía, chè, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây... Tuy nhiên, SXNN chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, hàng năm vẫn phải nhập khẩu gạo và một số nông sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua, cấp ủy và UBND huyện, xã, thị trấn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát thực tế, ngành chuyên môn tích cực tổ chức thực hiện, nhân dân có quyết tâm cao nên diện tích phát triển nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên.

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam.

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.