Vịt biển hướng mở cho nghề chăn nuôi vùng ven biển

Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.
Nông dân Phan Chí Hướng, ngụ cùng ấp cho biết: Trước đây gia đình cũng có nuôi vịt đẻ nhưng khi vào mùa khô thì không nuôi được do không có nguồn nước ngọt trên các ao hồ cho vịt tắm hay làm điểm trú ngụ của vịt. Nguồn nước ven biển có độ mặn rất cao (15 - 18%o) nên hầu như các giống vịt của địa phương không chịu nổi, khả năng phát triển của vịt trong giai đoạn mùa khô, nắng nóng ở vùng ven biển bị chậm lại. Vừa qua, gia đình được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư hỗ trợ đầu tư mô hình nuôi thử nghiệm 250 con vịt biển, khả năng của giống vịt này là chịu được nguồn nước mặn và dùng làm nước uống, tắm ngay khi nguồn nước có độ mặn cao.
Hiện nay, 500 con vịt biển được hỗ trợ cho 02 hộ (Phạm Văn Hải và Phan Chí Hướng) phát triển rất nhanh, so với giống vịt địa phương cùng với thời gian nuôi (2,5 tháng) thì giống vịt biển tăng trọng nhanh (từ 10 - 15% trọng lượng so với vịt địa phương). Cũng theo nông dân Phan Chí Hướng: do đặc tính vịt biển có tính háo ăn và uống nước nhiều, với độ mặn của nguồn nước ven biển như hiện nay (15%o) vịt biển vẫn uống được. So sánh giữa vịt địa phương thì giống vịt biển này thích nghi cao (nguồn thức ăn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, chuối cây và cám trộn lẫn với nhau…). Vịt biển cho tăng trọng nhanh, khi vịt trưởng thành đạt trọng lượng từ 03kg/con trở lên. Riêng gia đình mới nhận về nuôi được 2,5 tháng nhưng vịt đã đạt trọng lượng trên 02kg/con. Đây là hướng đi mới cho người dân ven biển về nuôi vịt.
Tìm hiểu về giống vịt biển được đầu tư cho 02 hộ nêu trên, chúng tôi được ông Kim Huỳnh Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Đây là giống vịt có nguồn gốc ở các tỉnh miền Trung, tập quán của vịt biển là sinh sống quanh các bãi biển, có khả năng sử dụng nguồn nước biển với độ mặn cao làm nguồn nước uống, khác với giống vịt địa phương. Vì vậy có tên gọi là vịt biển hay vịt 15 Đại Xuyên. Với khả năng thích nghi cao ở vùng ven biển khi nguồn nước ngọt, lợ khan hiếm vào mùa khô, việc chăn nuôi vịt địa phương rất khó khăn, giống vịt biển sẽ giúp cho nông dân nơi đây có lựa chọn tốt hơn để phát triển nghề chăn nuôi, đồng thời tận dụng được nguồn thức ăn thủy sản từ các bãi ven biển cho vịt.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tận dụng nguồn đất vườn đồi bị bỏ hoang, những năm qua, bà con nông dân xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã tìm ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo, trong đó phải kể đến thành công của mô hình trồng cây nhãn trên đất vườn đồi của bà con nông dân nơi đây.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.

Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.

Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thới An, TP Cần Thơ, từng nuôi gia công để tránh rủi ro, so sánh: “Giá thu vô của công ty là 23.000 - 23.500 đồng/kg cá theo hợp đồng là bằng với chi phí giá thành, do đó người nuôi bán trôi nổi 20.000 đồng/kg, làm sao không lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg."