Vịt biển hướng mở cho nghề chăn nuôi vùng ven biển

Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.
Nông dân Phan Chí Hướng, ngụ cùng ấp cho biết: Trước đây gia đình cũng có nuôi vịt đẻ nhưng khi vào mùa khô thì không nuôi được do không có nguồn nước ngọt trên các ao hồ cho vịt tắm hay làm điểm trú ngụ của vịt. Nguồn nước ven biển có độ mặn rất cao (15 - 18%o) nên hầu như các giống vịt của địa phương không chịu nổi, khả năng phát triển của vịt trong giai đoạn mùa khô, nắng nóng ở vùng ven biển bị chậm lại. Vừa qua, gia đình được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư hỗ trợ đầu tư mô hình nuôi thử nghiệm 250 con vịt biển, khả năng của giống vịt này là chịu được nguồn nước mặn và dùng làm nước uống, tắm ngay khi nguồn nước có độ mặn cao.
Hiện nay, 500 con vịt biển được hỗ trợ cho 02 hộ (Phạm Văn Hải và Phan Chí Hướng) phát triển rất nhanh, so với giống vịt địa phương cùng với thời gian nuôi (2,5 tháng) thì giống vịt biển tăng trọng nhanh (từ 10 - 15% trọng lượng so với vịt địa phương). Cũng theo nông dân Phan Chí Hướng: do đặc tính vịt biển có tính háo ăn và uống nước nhiều, với độ mặn của nguồn nước ven biển như hiện nay (15%o) vịt biển vẫn uống được. So sánh giữa vịt địa phương thì giống vịt biển này thích nghi cao (nguồn thức ăn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, chuối cây và cám trộn lẫn với nhau…). Vịt biển cho tăng trọng nhanh, khi vịt trưởng thành đạt trọng lượng từ 03kg/con trở lên. Riêng gia đình mới nhận về nuôi được 2,5 tháng nhưng vịt đã đạt trọng lượng trên 02kg/con. Đây là hướng đi mới cho người dân ven biển về nuôi vịt.
Tìm hiểu về giống vịt biển được đầu tư cho 02 hộ nêu trên, chúng tôi được ông Kim Huỳnh Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Đây là giống vịt có nguồn gốc ở các tỉnh miền Trung, tập quán của vịt biển là sinh sống quanh các bãi biển, có khả năng sử dụng nguồn nước biển với độ mặn cao làm nguồn nước uống, khác với giống vịt địa phương. Vì vậy có tên gọi là vịt biển hay vịt 15 Đại Xuyên. Với khả năng thích nghi cao ở vùng ven biển khi nguồn nước ngọt, lợ khan hiếm vào mùa khô, việc chăn nuôi vịt địa phương rất khó khăn, giống vịt biển sẽ giúp cho nông dân nơi đây có lựa chọn tốt hơn để phát triển nghề chăn nuôi, đồng thời tận dụng được nguồn thức ăn thủy sản từ các bãi ven biển cho vịt.
Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản với diện tích nuôi trồng trên 7.000 ha. Hiện, toàn tỉnh có 13 cơ sở sản xuất giống với hàng trăm ha chuyên ươm nuôi cá giống, hàng năm, sản xuất được 2.400 triệu cá giống các loại, trong đó, cá bột từ 1 - 1,2 tỷ con, cá hương 700 triệu con, cá giống 500 triệu con, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản của tỉnh và xuất bán ra ngoài tỉnh.

Tính đến hết tháng 6/2015, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này. Theo thống kê của ITC, quý I/2015, NK thủy sản (HS 03) của Trung Quốc tăng hơn 10% so với QI/2014 và giảm 14% so với QIV/2014. NK nhóm cá đông lạnh, nguyên con (0303) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu NK thủy sản của nước này, chiếm 27,5%.

Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Bộ trưởng NN và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị giải quyết khó khăn đối với ngành hàng này.

Gia đình chị Võ Thị Lành, xã Quảng Phú (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) thu trên 400 triệu tiền lãi mỗi năm từ mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học.

Trong bối cảnh người chăn nuôi gia cầm đang kêu trời vì phí chồng phí, quyết định bãi bỏ 14 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và 21 chỉ tiêu thu phí thú y có hiệu lực từ 8-8 như một liều thuốc “bắt” đúng bệnh và kịp thời.