Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới

5 năm qua, xã Vĩnh Quang đã huy động trên 53,64 tỉ đồng để đầu tư XDNTM, trong đó vốn nhân dân đóng góp trên 236 triệu đồng và hàng ngàn ngày công lao động. Người dân còn tự nguyện hiến trên 365 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn.
Cùng với đó, xã đã nỗ lực trong việc huy động và lồng ghép các nguồn lực xây dựng hạ tầng nông thôn, gồm các công trình thủy lợi, hệ thống điện, nhà văn hóa thôn, trường học, hỗ trợ sản xuất, làm hầm biogas, xây dựng điểm xử lý rác thải...
Thôn Định Trường - xã Vĩnh Quang, là một trong những thôn có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển hệ thống giao thông nông thôn và coi đây là khâu đột phá. Toàn thôn đã bê tông hóa được 510 m đường giao thông nông thôn và hơn 800 m đường giao thông nội đồng với tổng kinh phí 1.406 triệu đồng.
Ông Ngô Thao, Bí thư chi bộ thôn Định Trường, cho biết: “Nhờ có chủ trương của Đảng và sự quan tâm của các cấp chính quyền mà đến nay thôn Định Trường đã có đường bê tông đi lại. Người dân chúng tôi ở đây rất vui, từ bây giờ nhà nào có con bò, con gà cho tới bao bắp đều dễ dàng chuyên chở, xuất bán đi các vùng khác. Con đường đã trở thành cầu nối để phát triển kinh tế của thôn”.
Đặc biệt, ở thôn Định Thái, bằng việc đóng góp 4.180 ngày công lao động và gần 40 triệu đồng, hội viên nông dân trong thôn đã tham gia bê tông hóa 5,4 km đường giao thông nông thôn. Trong phong trào làm đường bê tông đã có 31 hộ hội viên hiến đất làm đường. Trục đường chính từ trung tâm xã đến các thôn đã được nâng cấp; các tuyến đường trong thôn cũng đã được bê tông hóa giúp cho người dân đi lại dễ dàng.
Không chỉ chú trọng tiêu chí giao thông, xã Vĩnh Quang còn phát huy tổng lực để thực hiện các tiêu chí khác như: Hoàn thành xây dựng lớp học mầm non, xây dựng nhà văn hóa, xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Xã cũng đã nỗ lực thực hiện các tiêu chí về giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người, tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường.
Đến nay, Vĩnh Quang đã đạt 11/19 tiêu chí, và theo kế hoạch xã sẽ đạt đủ 19 tiêu chí vào năm 2017.
Ông Trịnh Bảo Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, cho biết: Với phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”, xã Vĩnh Quang tiếp tục huy động nguồn lực để thực hiện các tiêu chí NTM theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2017 xã sẽ hoàn thành XDNTM.
Trong thời gian đến, xã sẽ tiếp tục đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp, nỗ lực khắc phục khó khăn, bám sát cơ sở, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tiếp tục giữ vững và nâng cao các chỉ tiêu đã hoàn thành, thực hiện đạt các chỉ tiêu còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Có nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu và nguồn nước lạnh nhưng thời gian qua, ngành nuôi cá nước lạnh (trong đó chủ yếu là cá tầm) của Việt Nam phát triển chưa xứng tầm. Không những vậy, ngành chăn nuôi còn non trẻ này đang đứng trước nguy cơ bị cá tầm Trung Quốc nhập lậu đè bẹp.

Hồ Cây Đa, huyện Lục Nam (Bắc Giang) rộng mênh mông. Mỗi năm vào mùa đông, người dân ven hồ thấy đàn vịt trời thi thoảng “ghé chân”. Không ai nhìn rõ hình thù vì cứ nghe tiếng động, thoáng có bóng người là chúng bay vút đi.

Những ngày này, nhiều nông dân ở huyện Bình Đại đang vui niềm vui được mùa tôm thẻ chân trắng. Anh Lê Hoàng Vũ ngụ xã Bình Thới (huyện Bình Đại) cho biết, gia đình anh vừa thu hoạch ao tôm rộng 3.000 m2, sản lượng đạt 2,7 tấn.

Ông Nguyễn Thành Sinh ở khu phố Trung Thắng, phường Bình Thắng (TX. Dĩ An - Bình Dương) thời gian qua được nhiều người dân ở khu phố biết đến vì có cách làm ăn mới mang lại hiệu quả cao. Ông là hội viên nông dân (ND) tiêu biểu tham gia tích cực các phong trào của hội ở địa phương và thành công trong việc thực hiện mô hình nuôi dế thương phẩm.

Giá cam sành luôn ở mức cao và ổn định trong thời gian qua làm cho nhiều nhà vườn ở xã Đại Thành, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) có nguồn thu nhập cao và ổn định. Cá biệt có nhiều nhà vườn kiếm được tiền tỉ mỗi năm nên không ít người dân đã chuyển đổi sản xuất.