Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới

5 năm qua, xã Vĩnh Quang đã huy động trên 53,64 tỉ đồng để đầu tư XDNTM, trong đó vốn nhân dân đóng góp trên 236 triệu đồng và hàng ngàn ngày công lao động. Người dân còn tự nguyện hiến trên 365 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn.
Cùng với đó, xã đã nỗ lực trong việc huy động và lồng ghép các nguồn lực xây dựng hạ tầng nông thôn, gồm các công trình thủy lợi, hệ thống điện, nhà văn hóa thôn, trường học, hỗ trợ sản xuất, làm hầm biogas, xây dựng điểm xử lý rác thải...
Thôn Định Trường - xã Vĩnh Quang, là một trong những thôn có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển hệ thống giao thông nông thôn và coi đây là khâu đột phá. Toàn thôn đã bê tông hóa được 510 m đường giao thông nông thôn và hơn 800 m đường giao thông nội đồng với tổng kinh phí 1.406 triệu đồng.
Ông Ngô Thao, Bí thư chi bộ thôn Định Trường, cho biết: “Nhờ có chủ trương của Đảng và sự quan tâm của các cấp chính quyền mà đến nay thôn Định Trường đã có đường bê tông đi lại. Người dân chúng tôi ở đây rất vui, từ bây giờ nhà nào có con bò, con gà cho tới bao bắp đều dễ dàng chuyên chở, xuất bán đi các vùng khác. Con đường đã trở thành cầu nối để phát triển kinh tế của thôn”.
Đặc biệt, ở thôn Định Thái, bằng việc đóng góp 4.180 ngày công lao động và gần 40 triệu đồng, hội viên nông dân trong thôn đã tham gia bê tông hóa 5,4 km đường giao thông nông thôn. Trong phong trào làm đường bê tông đã có 31 hộ hội viên hiến đất làm đường. Trục đường chính từ trung tâm xã đến các thôn đã được nâng cấp; các tuyến đường trong thôn cũng đã được bê tông hóa giúp cho người dân đi lại dễ dàng.
Không chỉ chú trọng tiêu chí giao thông, xã Vĩnh Quang còn phát huy tổng lực để thực hiện các tiêu chí khác như: Hoàn thành xây dựng lớp học mầm non, xây dựng nhà văn hóa, xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Xã cũng đã nỗ lực thực hiện các tiêu chí về giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người, tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường.
Đến nay, Vĩnh Quang đã đạt 11/19 tiêu chí, và theo kế hoạch xã sẽ đạt đủ 19 tiêu chí vào năm 2017.
Ông Trịnh Bảo Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, cho biết: Với phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”, xã Vĩnh Quang tiếp tục huy động nguồn lực để thực hiện các tiêu chí NTM theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2017 xã sẽ hoàn thành XDNTM.
Trong thời gian đến, xã sẽ tiếp tục đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp, nỗ lực khắc phục khó khăn, bám sát cơ sở, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tiếp tục giữ vững và nâng cao các chỉ tiêu đã hoàn thành, thực hiện đạt các chỉ tiêu còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Sau 6 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt không những khẳng định chỗ đứng trong nước mà còn xuất khẩu (XK) sang nhiều quốc gia.

Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.

Hơn 3 tháng trở lại đây, mô hình kết bè nuôi ốc cháy (một đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) phát triển khá mạnh ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 876 cơ sở sản xuất giống và 223 cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản phục vụ nhu cầu giống cho người nuôi, trong đó có 4 hợp tác xã (HTX) và 25 doanh nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập tỉnh khoảng 60%. Theo đó, có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống nhập vào Cà Mau.

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.