Vĩnh Phúc Xây dựng nông thôn mới giàu nhờ rau an toàn

Thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng
Ông Vũ Xuân Bắc – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tự cho biết:
“Ngay từ đầu, xã Đại Tự đã xác định phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với công cuộc xây dựng NTM.
Bởi vậy, trong những năm qua xã đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp người dân phát triển sản xuất như:
Mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, quy hoạch sản xuất vùng hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, tín chấp vay vốn cho các hộ nghèo, hộ ngành nghề, xuất khẩu lao động”.
Bà Hoàng Thị Lương – thôn Đại Tự 3 có thu nhập ổn định từ trồng cà chua ghép trên gốc cà tím.
Qua công tác tuyên truyền, bà con đều hiểu được mục đích của chương trình xây dựng NTM là phục vụ lợi ích của nhân dân nên bà con đều hăng hái thi đua sản xuất.
Trong đó, nhiều hộ nghèo đã được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng như: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, xẻ gỗ, xay xát.
Trong đó có 2 hộ được vay chi phí đi xuất khẩu lao động với số tiền là 100 triệu đồng.
Nhờ đó, cơ cấu kinh tế địa phương đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ tăng, nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên trên 94%.
Ông Bắc phấn khởi cho biết: “Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,75%, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã ngày càng nâng cao”.
Kinh tế trang trại nở rộ
Bà Nguyễn Thị Mãi – cán bộ nông nghiệp xã Đại Tự cho hay:
“Sản xuất nông nghiệp tại Đại Tự đang từng bước được hiện đại hóa bằng việc sử dụng các loại phương tiện, máy móc hiện đại trong gieo trồng và thu hoạch; kinh tế trang trại ngày càng nở rộ, đặc biệt là người dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi nên trình độ sản xuất ngày càng cao”.
Bà con cho biết thêm, riêng vùng rau an toàn của xã đã được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng hệ thống hạ tầng, góp phần hình thành vùng chuyên canh rau, cà chua cho thu nhập cao.
Riêng mô hình cà chua lai ghép, mỗi hộ được hỗ trợ 7 triệu đồng để mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Hàng năm, tại địa phương đều có các cuộc trình diễn giống mới để bà con tham quan, học hỏi.
Bà Hoàng Thị Lương – nông dân thôn Đại Tự 3 chia sẻ: “Tôi đã được HTX cho đi tham quan mô hình sản xuất giống cà chua Savior ghép trên gốc cây cà tím.
Sau khi tham quan về, tôi đã áp dụng trên diện tích của gia đình, kết quả cho thấy 1 sào cà chua cho thu hoạch từ 1,5 – 1,8 tấn quả, với giá bán từ 8. 000 – 12. 000 đồng/kg, trừ chi phí có thể thu về 15 triệu đồng.
Ngoài ra tôi còn trồng đậu tương ĐT26, năng suất trung bình 78- 80 kg/sào, với giá bán 13.
000 đồng/kg, mỗi sào tôi thu lãi hơn 1 triệu đồng”. Xã Đại Tự đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, bộ mặt nông thôn đổi thay rõ rệt và ngày càng văn minh hơn, hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, sạch sẽ, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện đang là thời điểm thu hoạch rộ vụ quế của nông dân các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi). Người dân nơi đây đang rất phấn khởi do giá quế đầu vụ bất ngờ tăng mạnh. Mỗi ngày nhiều hộ khai thác từ 200-300kg vỏ quế, thu về tiền triệu, đời sống kinh tế cải thiện đáng kể.

Công ty Sino Agro Food của Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng trại nuôi tôm mà theo họ sẽ là trại nuôi tôm lớn nhất thế giới, dự kiến sản xuất 300.000 tấn tôm/năm sau khi hoàn thành trong thời gian 20 năm.

Trong vài năm qua, các quy trình thực hành quản lý tốt BMP (viết tắt Better Management Practices) đã và đang được đồng nhất hóa và phát triển trên cơ sở khoa học để bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với ngành nuôi tôm.

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bình Đại có 1.655ha, từ xã Định Trung theo đường 883 đến ngã tư xã Thới Lai, vòng vào đường huyện đến ngã tư xã Vang Quới Đông. Đoạn kế tiếp, từ xã Vang Quới Đông đến xã An Hóa hướng ra sông Tiền.

Với lợi thế luôn có nguồn nước ngọt ổn định trên sông quanh năm, một số người dân ở các xã này đã bố trí mùng xuống sông, rào lại từng khoảnh nhỏ để nuôi. Thông thường người nuôi chọn loại lưới xanh (lưới thái) sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới khoảng 2,5 cm.