Vĩnh Phúc Xây dựng nông thôn mới giàu nhờ rau an toàn

Thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng
Ông Vũ Xuân Bắc – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tự cho biết:
“Ngay từ đầu, xã Đại Tự đã xác định phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với công cuộc xây dựng NTM.
Bởi vậy, trong những năm qua xã đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp người dân phát triển sản xuất như:
Mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, quy hoạch sản xuất vùng hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, tín chấp vay vốn cho các hộ nghèo, hộ ngành nghề, xuất khẩu lao động”.
Bà Hoàng Thị Lương – thôn Đại Tự 3 có thu nhập ổn định từ trồng cà chua ghép trên gốc cà tím.
Qua công tác tuyên truyền, bà con đều hiểu được mục đích của chương trình xây dựng NTM là phục vụ lợi ích của nhân dân nên bà con đều hăng hái thi đua sản xuất.
Trong đó, nhiều hộ nghèo đã được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng như: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, xẻ gỗ, xay xát.
Trong đó có 2 hộ được vay chi phí đi xuất khẩu lao động với số tiền là 100 triệu đồng.
Nhờ đó, cơ cấu kinh tế địa phương đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ tăng, nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên trên 94%.
Ông Bắc phấn khởi cho biết: “Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,75%, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã ngày càng nâng cao”.
Kinh tế trang trại nở rộ
Bà Nguyễn Thị Mãi – cán bộ nông nghiệp xã Đại Tự cho hay:
“Sản xuất nông nghiệp tại Đại Tự đang từng bước được hiện đại hóa bằng việc sử dụng các loại phương tiện, máy móc hiện đại trong gieo trồng và thu hoạch; kinh tế trang trại ngày càng nở rộ, đặc biệt là người dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi nên trình độ sản xuất ngày càng cao”.
Bà con cho biết thêm, riêng vùng rau an toàn của xã đã được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng hệ thống hạ tầng, góp phần hình thành vùng chuyên canh rau, cà chua cho thu nhập cao.
Riêng mô hình cà chua lai ghép, mỗi hộ được hỗ trợ 7 triệu đồng để mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Hàng năm, tại địa phương đều có các cuộc trình diễn giống mới để bà con tham quan, học hỏi.
Bà Hoàng Thị Lương – nông dân thôn Đại Tự 3 chia sẻ: “Tôi đã được HTX cho đi tham quan mô hình sản xuất giống cà chua Savior ghép trên gốc cây cà tím.
Sau khi tham quan về, tôi đã áp dụng trên diện tích của gia đình, kết quả cho thấy 1 sào cà chua cho thu hoạch từ 1,5 – 1,8 tấn quả, với giá bán từ 8. 000 – 12. 000 đồng/kg, trừ chi phí có thể thu về 15 triệu đồng.
Ngoài ra tôi còn trồng đậu tương ĐT26, năng suất trung bình 78- 80 kg/sào, với giá bán 13.
000 đồng/kg, mỗi sào tôi thu lãi hơn 1 triệu đồng”. Xã Đại Tự đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, bộ mặt nông thôn đổi thay rõ rệt và ngày càng văn minh hơn, hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, sạch sẽ, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

Không ít nông dân ở vùng nguyên liệu mía thuộc huyện Long Phú, Cù Lao Dung chán nản, không còn mặn mà trồng mía nữa, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm, họ thuê máy cuốc đào phá bỏ ruộng mía, làm ao nuôi tôm.