Vĩnh Phúc phát triển ngô đông

Điều này hoàn toàn khác với nhiều địa phương có xu hướng ưu tiên hỗ trợ cho các loại cây vụ đông có giá trị kinh tế cao. Định hướng này nghe có vẻ lỗi thời, nhưng không phải không có lí.
Những ngày này, nông dân Vĩnh Phúc đang hối hả thu hoạch lúa mùa, xuống giống vụ đông. Lúa gặt tới đâu, các loại cây vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương, bầu bí… đã làm bầu sẵn được đưa ra ruộng tới đó.
Nếu như trước năm 2011, diện tích cây vụ đông ở xã Phú Xuân (huyện Bình Xuyên) tụt rất mạnh thì khoảng 3 năm trở lại đây lại tăng trở lại khá ấn tượng.
Bà Lê Thị Hương, Chủ nhiệm HTXNN Phú Xuân so sánh: "Trong các loại cây vụ đông thì khoai tây, ớt và hoa đang nổi lên bởi giá trị kinh tế cao. Cụ thể mỗi sào ớt có thể cho lãi 6 - 7 triệu đồng; khoai tây 2 - 3 triệu đồng, nhất là hoa có thể cho lãi tới 100 triệu đồng/sào.
Trong khi đó, mỗi sào ngô trừ chi phí thường chỉ có lãi 500 nghìn đồng, thấp nhất trong các loại cây vụ đông. Thế nhưng nhiều năm qua, diện tích ngô của Phú Xuân vẫn luôn giữ được ở con số trên 50 ha (trên tổng số 250 ha cây vụ đông toàn xã) và có xu hướng tăng trở lại".
Theo bà Hương, có mấy nguyên nhân khiến diện tích ngô đông vẫn được duy trì ở đây: Một là rủi ro thấp, không lo ngại khâu tiêu thụ. Khoai tây hay ớt, dù lãi cao nhưng không phải lúc nào cũng bán được giá. Đã từng có nhiều đơn vị, DN liên kết SX bao tiêu sản phẩm cho nông dân, nhưng buộc phải bẻ kèo vì giá đầu vụ cao, giữa vụ thấp…
Nông dân trồng ngô chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi, chỉ khi có giá cao họ mới bán, nếu không thì phơi khô để đó, không lo ế.
Thứ hai, trong bối cảnh SX vụ đông chỉ toàn người già, trẻ con, đầu tư thấp thì ngô vẫn là lựa chọn số một so với các loại cây rau màu, cần công chăm sóc, đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, cùng với phong trào chăn nuôi bò thịt, diện tích ngô cũng tăng lên nhanh chóng do nhu cầu làm thức ăn cho bò. Hiện toàn xã có trên 1.000 con bò thịt, trong đó nhiều diện tích ngô đông được thu hoạch non làm thức ăn cho bò.
"Năm nay, cây ngô đông ở Phú Xuân đang mở thêm hi vọng tăng diện tích và năng suất, bởi được tỉnh lựa chọn là một trong các địa phương thí điểm đưa ngô biến đổi gen vào SX với diện tích 15 ha (hỗ trợ 100% giống", bà Hương nói.
“Về giá trị, mỗi kg khoai lang có năm giá ngang 1 kg lúa nên không thể xem thường. Đối với ngô, dù giá trị thấp nhưng đây vẫn là cây trồng chính, có khả năng mở rộng diện tích dễ dàng, không lo áp lực đầu ra, lại có thể đa dạng hóa được mục đích sử dụng. Vì vậy, ngô vẫn sẽ là lựa chọn quan trọng trong các vụ đông tới đây của tỉnh”, ông Dũng cho biết
Theo Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc, diện tích cây vụ đông của tỉnh có giai đoạn đã tụt xuống chỉ còn 17 nghìn ha, tuy nhiên đáng mừng là 2 - 3 năm trở lại đây đã tăng trở lại. Năm 2014 đã lên tới 22,5 nghìn ha, cơ bản phủ xanh diện tích đất 2 lúa (tổng diện tích đất 2 lúa khoảng 28 nghìn ha).
Trong đó, cây ngô đóng góp đáng kể để vực dậy diện tích vụ đông khi tăng hơn 1.000 ha. Ngô vẫn đang là cây trồng chính với diện tích hơn 12 nghìn ha, chiếm gần 60% tổng diện tích cây vụ đông toàn tỉnh. Cơ cấu mục đích SX ngô của Vĩnh Phúc cũng đang ngày càng rất đa dạng, trong đó xu hướng tăng dần các giống ngô nếp, ngô ngọt phục vụ ăn tươi với khoảng 2.000 ha, ngô dày phục vụ chăn nuôi cũng đang mở rộng.
Đặc biệt ở vụ đông 2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách đột phá, đưa ngô biến đổi gen vào SX. Cụ thể, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền giống, 30% tiền thuốc trừ cỏ đối với 150 ha ngô biến đổi gen, thí điểm thực hiện ở tất cả 20 huyện, thị nhằm hạ thấp đầu tư, giảm công lao động cho nông dân.
Trước thềm vụ đông 2015, Vĩnh Phúc đã đề nghị đơn vị cung ứng giống là Cty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp với 20 mô hình tổ chức tập huấn kỹ thuật SX cho toàn bộ nông dân tham gia mô hình. Bên cạnh cây ngô, vụ đông 2015, lần đầu tiên Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc đã thuyết phục được UBND tỉnh đồng ý chính sách hỗ trợ cho cây khoai lang với định mức 32 nghìn đồng/sào đối với khoảng hơn 2.000 ha khoai lang trên toàn tỉnh.
Ông Lê Văn Dũng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc phân tích: Sở dĩ cây vụ đông phủ kín 90% diện tích đất 2 lúa là nhờ các loại cây truyền thống. Sở dĩ tỉnh xác định ưu tiên cho cây ngô, khoai lang, đậu tương bởi đối tượng SX các loại cây này đa số là hộ nghèo, đầu tư thấp, trình độ canh tác thấp.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện nay trên cây tiêu, bệnh tuyến trùng gây hại 150ha, tỉ lệ hại 5 đến 10% rễ; bệnh đốm lá gây hại 20ha, tỉ lệ bệnh 5 đến 15% lá, tập trung tại các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên). Ngoài ra, bệnh thán thư và bệnh chết chậm còn xảy ra trên 10ha tiêu. Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 687ha tiêu, trong đó huyện Tây Hòa 573ha, năng suất bình quân 23 tạ/ha. Với giá bán dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg, mỗi héc ta tiêu đạt doanh thu 400 triệu đồng. Tuy nhiên, những năm qua việc trồng tiêu ở Phú Yên còn mang tính tự phát nên rất khó đầu tư và quản lý sản phẩm. Điều này dẫn đến trình độ thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên cây trồng này ở mức cao.

Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.

Mô hình trồng chuối già hương tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNUDCNC) An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư đã phát huy hiệu quả.

Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.