Vĩnh Phúc Hiệu Quả Từ Mô Hình Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch chính là hướng đi bền vững và hiệu quả.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch được trên 3.000 ha đất trồng rau, thuộc địa bàn 84 xã, thị trấn, trong đó, diện tích đất được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn là 768 ha; diện tích được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGap gần 460ha, tập trung ở những vùng sản xuất với quy mô lớn như: Vân Hội, Duy Phiên (Tam Dương); Hồ Sơn, Tam Quan (Tam Đảo); Đại Đồng, Thổ Tang (Vĩnh Tường); Tiền Châu (Phúc Yên); Đại Tự (Yên Lạc). Đây là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển rau an toàn theo hướng hàng hóa.
Xuất phát từ thực tiễn trong sản xuất, đến nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của người dân, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc đã được thành lập, tập hợp các hộ dân trồng rau trên địa bàn tỉnh, xây dựng mô hình chuỗi sản xuất rau an toàn.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, cán bộ HTX sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động và chỉ đạo sản xuất, đảm bảo các sản phẩm rau khi được thu hoạch phải đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định về chỉ tiêu thuốc BVTV, phân bón, vi sinh vật, kim loại nặng... cùng với đó, hướng dẫn người dân có sổ sách ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất trên mỗi thửa ruộng của gia đình mình, phục vụ cho việc theo dõi, giám sát và đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc cho mỗi sản phẩm.
Hiện nay, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc có trên 300 ha theo mô hình chuỗi, tập trung ở các xã: Vân Hội (Tam Dương); Thổ Tang, Đại Đồng (Vĩnh Tường); Đại Tự (Yên Lạc); Tiền Châu (Phúc Yên), với các loại rau chủ yếu như: Cải ngọt, cải ngồng, mướp đắng, dưa chuột, cà chua, rau gia vị…
Chị Kiều Thị Huệ, Chủ nhiệm HTX rau an toàn Vĩnh Phúc cho biết: Các sản phẩm rau của HTX đều được chứng nhận sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap. Trong quá trình sản xuất được Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra, giám sát, nên sản phẩm đảm bảo rất an toàn.
Mỗi ngày HTX tiêu thụ khoảng 5 tạ rau, củ quả các loại, không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Chị Huệ chia sẻ thêm: Mặc dù giá cả có cao hơn các loại rau khác trên thị trường, nhưng vẫn được người dân chọn mua. Do đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa qua, Công ty TNHH Phúc Thắng (Phúc Yên) đã ký hợp đồng mỗi ngày thu mua từ 3-4 tạ rau sạch để cung cấp cho các bếp ăn tập thể, trường học đóng trên địa bàn thị xã.
Ông Lại Xuân Tôn, Trại trưởng Trại thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc, cho biết: Để rau “thực sự sạch” đến tay người tiêu dùng không hề đơn giản, trong quá trình sản xuất, đòi hỏi các bước phải được thực hiện tuần tự như: Trước khi trồng vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, cày lật đất để diệt nguồn sâu non và nhộng. Chủ yếu dùng phân chuồng hoai mục, khi ủ phân chuồng có sử dụng chế phẩm sinh học.
Trong quá trình trồng chăm sóc, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV thay vào đó là dùng bẫy bả màu vàng để diệt ruồi vàng đục quả và dùng bẫy bả chua ngọt diệt sâu xám. Thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây và phát hiện kịp thời diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng, tích cực bắt giết các ổ trứng, sâu non.
Hiện nay, Trại thực nghiệm đang tiến hành nghiên cứu nhiều giống cây trồng mới như: Bí xanh, bầu sao, mướp hương, mướp đắng, cà chua ghép trên cây cà tím… thành công hứa hẹn sẽ đem lại nhiều giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Vĩnh Phúc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Có thể nói, mô hình chuỗi sản xuất rau an toàn đã và đang là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...

Khởi nghiệp từ nuôi cá lóc, cá rô đến nuôi ếch, nuôi rắn và anh Đặng Ngọc Sang (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn thành công với mô hình nuôi lươn giống. Nhờ chất lượng lươn giống tốt và sự hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân nên thương hiệu “Lươn giống Hai Đo” đã và đang lan xa trong và ngoài tỉnh.

Năm vừa qua, giá tôm ổn định ở mức cao nên có hơn 67% hộ nuôi có lãi, đặc biệt là hộ nuôi thành công đều đạt lợi nhuận trên 40% so với chi phí đầu vào. Tuy sản lượng cao nhưng mức độ tôm nuôi bị thiệt hại cao nhất trong khu vực. Đây cũng là điều mà UBND tỉnh và ngành nông nghiệp đang tập trung mọi biện pháp để giảm tỉ lệ hộ nuôi xuống dưới 20% trong vụ nuôi năm 2015.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp những khó khăn, thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài, XK thủy sản năm 2014 vẫn đạt khoảng 7,8 - 7,9 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Có kết quả này là do ngành thủy sản đã nắm bắt được một số cơ hội thuận lợi cũng như tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.

Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.