Vĩnh Long triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng

Giá nhãn bấp bênh, thiếu nhân công, chi phí cao là những nguyên nhân khiến nhà vườn không “mặn” trong việc cải tạo lại vườn nhãn bị bệnh.
Sáng nay 26/3/2015, Sở Nông nghiệp và PTNT hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn.
Mục tiêu chiến dịch nhằm tiếp tục thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch hại và các biện pháp phòng trị có hiệu quả tại các địa phương trồng nhãn tập trung của tỉnh Vĩnh Long; giảm thiểu thiệt hại do bệnh chổi rồng gây ra, hạn chế lây lan sang đối tượng cây trồng khác, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của cây nhãn.
Phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ xây dựng được vùng nguyên liệu nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ.
Theo báo cáo ngành nông nghiệp, bệnh chổi rồng bắt đầu gây hại trên cây nhãn từ năm 2007, đến năm 2012 thì gần như toàn bộ diện tích trồng nhãn của tỉnh đều bị nhiễm bệnh với nhiều mức độ khác nhau, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà vườn.
Sau 3 năm phòng chống bệnh chổi rồng, tổng diện tích nhiễm bệnh đã giảm, nhưng diện tích nhiễm bệnh trung bình đến nặng vẫn còn cao. Một số nhà vườn đã đốn nhãn chuyển sang trồng cây khác.
Hiện tổng diện tích nhãn nhiễm bệnh là 7.487ha, trong đó có 2.525,9ha nhiễm nhẹ, 2.717,3ha nhiễm trung bình và 2.243,4ha nhiễm nặng.
Ngoài ra, bệnh chổi rồng trên chôm chôm đã xuất hiện và gây hại nhẹ với tỷ lệ dưới 30% là 9,8ha chôm chôm đang giai đoạn ra hoa và mang trái tại các xã cù lao huyện Long Hồ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm.

Cuối năm 2010, anh Hồ Văn Hương đầu tư 1,5 tỷ đồng thành lập vườn ươm Đoàn Kết ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.

Là “vựa lúa” của cả tỉnh, huyện Ninh Phước luôn là địa phương dẫn đầu cả về diện tích và năng suất, sản lượng. Vụ hè – thu năm nay, toàn huyện xuống giống 4.325 ha, tăng 5% so với kế hoạch.

Bắc phong là xã trọng điểm về cây lúa của huyện Thuận Bắc, với diện tích trên 500 ha. Để đạt được tiêu chí về thu nhập trong chương trình xa6y dựng nông thôn mới, xã đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích nông dân liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng giá trị trên đơn vị diện tích.