Vĩnh Long Trao Chứng Nhận Mô Hình Sản Xuất Lúa Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Ngày 5/6/2014, Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Vĩnh Long kết hợp UBND xã Tân Long (Mang Thít) tổ chức hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất lúa số 1. (ảnh)
Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long” giai đoạn 2011- 2015. Mô hình có tổng diện tích 24,81ha với 24 hộ tham gia.
Qua 6 tháng thực hiện đúng theo quy trình, tổ hợp tác sản xuất lúa số 1 đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản Vùng 6 cấp giấy chứng nhận. Sản lượng dự kiến là 496 tấn/năm (3 vụ/năm). Chứng nhận có hiệu lực đến ngày 1/4/2016.
Các cá nhân có thành tích xuất sắc xây dựng mô hình được nhận giấy khen
Việc xây dựng mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP đã giúp nông dân trong vùng biết cách quản lý đồng ruộng: ghi chép nhật ký, sản xuất an toàn, không làm ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo.
Mô hình thành công đã góp phần đạt tiêu chí số 13 trong 19 tiêu chí xã nông thôn mới.
Hiện cả nước có 18 đơn vị sản xuất lúa đạt VietGAP, trong đó khu vực ĐBSCL có 11 đơn vị của 6 tỉnh- thành. Tổ hợp tác sản xuất lúa số 1 là đơn vị thứ 2/3 đơn vị sản xuất lúa của tỉnh được cấp chứng nhận.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.

Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.

Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.

Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.

Trên địa bàn ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi “sạch” để có những sản phẩm thịt an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít các sản phẩm như thế đến với người tiêu dùng do khâu quảng bá.