Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vĩnh Long sử dụng túi bao trái giải pháp hiệu quả

Vĩnh Long sử dụng túi bao trái giải pháp hiệu quả
Ngày đăng: 13/05/2015

Trong khi một số loài sâu đục trái trên bưởi, xoài… chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn đã sử dụng túi bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.

Biện pháp này vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng vừa bảo vệ môi trường.

Đến các xã Quới An, Tân Quới Trung, Trung Chánh (Vũng Liêm, Vĩnh Long) vào những mùa xoài ra trái, sẽ không khó bắt gặp những trái xoài được bao bọc bằng túi chuyên dụng phủ trắng khu vườn.

Ông Lê Thành Phúc (xã Tân Quới Trung) cho biết, vào mùa xoài rộ có rất nhiều trái bị sâu, ong chích làm giảm chất lượng. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật xua đuổi sâu, bọ chỉ tác dụng một thời gian rồi sau đó trở lại gây hại. Ông cũng như một số hộ trồng xoài xung quanh đã sử dụng túi bao trái hay giấy báo để bao trái mang hiệu quả cao. “Quả xoài được bao cẩn thận sẽ giúp màu sắc, chất lượng đảm bảo, không còn hiện tượng bị ong chích làm giảm phẩm chất.”- ông cho biết.

Trong khi các nhà khoa học nghiên cứu thuốc đặc trị sâu đục trái bưởi thì nhiều nhà vườn trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa (TX Bình Minh) đã sử dụng biện pháp bao trái cho hiệu quả khá tốt.

Anh Bùi Văn Rở trồng 5 công bưởi Năm Roi ở xã Đông Thạnh (TX Bình Minh) cho biết, đã thực hiện bao trái nhiều năm qua. Khi trái non bằng cỡ trái chanh là lúc chuẩn bị bao trái. Trước khi bao, phải phun thuốc trừ sâu, loại thuốc sinh học để diệt trứng, sâu non và bướm, sau đó tiến hành bao trong vòng 1 - 3 ngày, kết quả thường đạt từ 90% trở lên.

Cũng theo anh Rở, hiện có trên thị trường có bán loại bao xốp chuyên dùng cho bưởi. Loại dày giá khoảng 1.400 đ/bao, loại mỏng 900 đ/bao, sử dụng được 2 lần.

“Nếu tính tiền mua bao cho 5 công bưởi khoảng 2,5 triệu đồng, trong khi sử dụng thuốc trừ sâu mỗi tháng phải 4 lần phun xịt chi phí lên tới gần 5 triệu đồng. Bưởi được bao trái có màu vàng tươi rất đẹp, vỏ trái mịn, không bị nám nắng, thương lái mua giá cao hơn.”- anh Rở tính toán.

Ngoài sử dụng các túi bao trái thông thường, nhiều nhà vườn còn sử dụng túi bao chuyên dụng có khả năng chuyển đổi sắc tố trên trái cây, làm cho trái cây có màu sắc lạ mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

Ông Trần Văn Trung - Tổ trưởng Tổ hợp tác Sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (xã Tân Phú- Tam Bình) nhiều năm qua thu lời cao từ việc “biến” những trái xoài tứ quý vốn màu xanh thành màu vàng óng ánh bằng việc sử dụng bao trái. Ông Trung đã học cách làm này của một nhà vườn ở Tiền Giang. Theo ông, loại bao này có xuất xứ từ Đài Loan, giá khoảng 1.500 - 2.000 đ/bao. Thời điểm bao trái hiệu quả khi xoài ra trái khoảng 1 tháng rưỡi.

Trước khi bao, cần phun thuốc phòng trị các bệnh như thán thư, côn trùng… sau đó chăm sóc bình thường. “Nhờ màu sắc bắt mắt nên giá thường cao gấp 2 lần so giá thị trường. Hiện xoài tứ quý vỏ vàng của tôi tiêu thụ rất nhiều nơi, cung cấp cả cho các siêu thị lớn”- ông Trung phấn khởi.

Theo Tiến sĩ Võ Hữu Thoại - Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, điều đáng quan tâm nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của trái cây hiện nay do trầy xước, màu sắc trái nhìn không bắt mắt do quá trình phát triển bị sâu, bọ tấn công.

Để khắc phục, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh gây hại trên vườn cây ăn trái như: nuôi kiến vàng, sử dụng bẫy côn trùng gây hại, sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học, khoáng, thiên nhiên… thì sử dụng túi chuyên dụng để bao trái là xu hướng hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Ở Vĩnh Long, hiện ngoài bưởi, xoài thì nhiều nông dân cũng đã áp dụng bao trái cho mận, ổi cho chất lượng trái đều tốt. Từ hiệu quả thực tế, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đang xây dựng mô hình thí điểm phòng trừ sâu đục bưởi bằng biện pháp tổng hợp tại xã Mỹ Hòa. Trong đó, đặc biệt khuyến cáo nông dân thực hiện bao trái hạn chế sâu rầy tấn công. Sau thời gian thực hiện, kết quả tỷ lệ trái không bị sâu tấn công đạt hơn 60%.

Cũng theo Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, đối với từng loại trái cây, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu từng loại túi bao chuyên dụng riêng biệt. Đối với loại bao màu vàng, phía trong màu đen thì thích hợp cho xoài cát chu, cát Hòa Lộc, thanh ca…

Đối với túi bao màu đục hoặc túi bao màu trong thì thích hợp cho xoài Úc, xoài Đài Loan… Ngoài tác dụng giảm thiệt hại do sâu bệnh, một số túi bao còn giúp tăng khả năng quang hợp, chuyển đổi sắc tố của trái cây, từ đó giúp tăng trọng lượng, làm cho trái có màu sắc đẹp.

Hiện trên thị trường có nhiều loại túi bao được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau như: túi xốp sử dụng cho bao trái ổi, túi bao chuyên dùng sử dụng trên cây xoài, túi lưới dùng để bao nhãn, túi ny-lông… Các sản phẩm túi này được nhập khẩu và sản xuất trong nước. Nếu biết cách thì có thể sử dụng được 2 - 3 năm. Tùy vào túi tiền và đặc tính sinh trưởng của loại cây trồng mà nông dân có thể chọn loại bao thích hợp.


Có thể bạn quan tâm

Phủ nhận tin đồn Việt Nam ồ ạt nhập khẩu tôm nguyên liệu Phủ nhận tin đồn Việt Nam ồ ạt nhập khẩu tôm nguyên liệu

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

10/07/2015
Đánh cược với tôm hùm Đánh cược với tôm hùm

Nhìn thấy lợi nhuận thu được từ các hộ nuôi tôm hùm thời gian qua, từ đầu năm đến nay nhiều người dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đua nhau đầu tư tiền tỷ để mua vật liệu làm bè và mua tôm giống thả nuôi với hy vọng đổi đời.

10/07/2015
Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài

Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

10/07/2015
Phát triển thủy sản Hà Nội ỳ ạch vì thiếu tầm nhìn? Phát triển thủy sản Hà Nội ỳ ạch vì thiếu tầm nhìn?

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

10/07/2015
Cá điêu hồng tăng giá, nông dân làng bè lãi khá Cá điêu hồng tăng giá, nông dân làng bè lãi khá

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.

10/07/2015