Vĩnh Long Phát Triển Mô Hình Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Còm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phê duyệt dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn và phát triển mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp giai đoạn 2014-2015”
Dự án có tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư cho chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2011 – 2015.
Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: Đào tạo 120 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá sặc rằn và nuôi thương phẩm cá sặc rằn ghép với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp cho nông dân trong tỉnh;
Phát triển 16 mô hình sinh sản nhân tạo cá sặc rằn và 16 mô hình nuôi cá thát lát còm ghép với cá sặc rằn, giúp nông dân trong vùng dự án chủ động nguồn giống cung ứng tại chỗ phục vụ nghề nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản;
Đồng thời, góp phần tái cơ cấu ngành thủy sản, chuyển đổi các mô hình nuôi cá tra nhỏ lẻ và các đối tượng khác không hiệu quả sang nuôi thương phẩm cá thát lát còm ghép với cá sặc rằn.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thủy sản Đồng Tháp vừa đưa ra cảnh báo về việc cá chạch bùn có thể phát tán mầm bệnh mới cho những loài thuỷ sản hiện có của địa phương.

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.

Để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất, từ “sản xuất định hướng” sang “thị trường định hướng” nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).

Nấm linh chi được đánh giá là loại dược liệu quý, cho thu nhập cao, ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, việc trồng nấm linh chi vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ bởi sự e dè từ phía người sản xuất.