Vĩnh Long Phát Triển Mô Hình Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Còm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phê duyệt dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn và phát triển mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp giai đoạn 2014-2015”
Dự án có tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư cho chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2011 – 2015.
Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: Đào tạo 120 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá sặc rằn và nuôi thương phẩm cá sặc rằn ghép với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp cho nông dân trong tỉnh;
Phát triển 16 mô hình sinh sản nhân tạo cá sặc rằn và 16 mô hình nuôi cá thát lát còm ghép với cá sặc rằn, giúp nông dân trong vùng dự án chủ động nguồn giống cung ứng tại chỗ phục vụ nghề nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản;
Đồng thời, góp phần tái cơ cấu ngành thủy sản, chuyển đổi các mô hình nuôi cá tra nhỏ lẻ và các đối tượng khác không hiệu quả sang nuôi thương phẩm cá thát lát còm ghép với cá sặc rằn.
Có thể bạn quan tâm
Thanh long ruột đỏ là loại cây ăn trái giá trị xuất khẩu, hiệu quả kinh tế cao và đang có nhu cầu rất lớn ở thị trường trong và ngoài nước.

Theo ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang giá khóm tại địa phương hiện được thương lái thu mua từ 6.000 - 6.200 đồng/kg, tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Các nhà vườn trồng bưởi ở Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết, bưởi Tân Triều hiện tại đang có giá khá cao, khoảng 600 ngàn đồng/chục bưởi đẹp.

Cây táo Thái Lan đang được người dân của xã Hát Lót (Mai Sơn - Sơn La) lựa chọn trồng thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả. Cây táo không chỉ giúp người dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, mà còn trở thành cây mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây.

Đặc sản chính hiệu của Đà Lạt không nhiều nhưng trên thị trường đâu đâu cũng thấy bán đặc sản của TP này.