Vĩnh Long Nhân Rộng Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa Lên Gần 200ha

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.
Hình thức này làm cho các loại dịch hại chỉ ở ngưỡng dưới khuyến cáo của ngành nông nghiệp nên hạn chế được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến nền nông nghiệp bền vững.
Mô hình công nghệ sinh thái thực hiện lần đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long trong vụ Hè Thu năm 2011, tại xã Hiếu Nhơn với diện tích 10ha. Đến nay địa phương này đã nhân rộng mô hình trên diện tích 40ha vụ Hè Thu 2014 và dự kiến mở rộng đến 70ha vào vụ Thu Đông tới.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, mô hình thứ hai của tỉnh cũng đang được nông dân xã Long An (Long Hồ) xây dựng với diện tích 150ha.
Có thể bạn quan tâm

Để tồn tại trước tình trạng giá thịt (đùi gà Mỹ) giảm đến khó ngờ, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai lên tiếng sẽ tìm cách khởi kiện ngành gia cầm Mỹ bán phá giá.

Các hộ nhà vườn 3 xã cù lao Giêng (Chợ Mới - An Giang) phản ánh: Tình trạng trộm cắp xoài ngày một tăng, gây tâm lý bất an cho bà con nông dân. Các vụ trộm thường xảy ra khi vào vụ thu hoạch, do xoài Đài Loan giá cao, dễ bán, dễ cất giấu. Đồng thời, do các chủ vườn không có người trông giữ vườn nên nhiều vụ mất xoài đã xảy ra.
Trước tình hình sâu bệnh và thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế vườn. Hiện nay, nhiều nhà vườn ở 4 xã đầu cù lao Minh (Long Hồ - Vĩnh Long) đốn bỏ nhãn da bò trồng nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau xuất khẩu thành công vải thiều đi Mỹ, nhãn lồng của Hưng Yên và Hà Nội cũng sẽ được xuất khẩu vào thị trường nổi tiếng khó tính này.

Không chỉ được tiếng là xứ nuôi trồng thủy sản, gần đây nhờ chuyển đổi cây trồng, cây dưa hấu trở thành giống cây chiến lược, giúp người dân 5 xã thuộc vùng khu 3, huyện Phú Lộc (hay còn gọi là Vinh Lộc, Thừa Thiên Huế), phát triển sản xuất và biến nông phẩm này thành hàng hóa.