Vĩnh Long mở rộng nuôi thủy sản nội địa

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, hiện trên địa bàn tỉnh có 23,6 ha ao, hồ nuôi thủy đặc sản, như ba ba, rắn, tôm càng xanh, lươn, ếch, cá lóc... và 2.075,6 ha nuôi cá trong mương vườn, với các đối tượng nuôi như: cá trê, cá bống tượng, cá rô phi, tai tượng, lươn, cá điêu hồng. Sản lượng thu hoạch 7 tháng đầu năm 2015 ước đạt 5.550 tấn.
Những loại thủy sản này ít tốn công chăm sóc, nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, giá cả ổn định, tiêu thụ thuận lợi, người nuôi thu được lợi nhuận khá cao. Phong trào nuôi các loài thủy sản nay đang phát triển khá mạnh, tập trung tại các xã vùng lũ như Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ.
Có thể bạn quan tâm

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.