Vĩnh Long Khuyến Khích Đa Dạng Mô Hình Nuôi Thủy Sản

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2015, sẽ tập trung cho gia tăng nuôi trồng thủy sản hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo đó, ngoài việc giữ ổn định diện tích và sản lượng cá tra, sẽ khuyến khích người nuôi chuyển đổi diện tích ao “treo”, mương vườn sang nuôi các đối tượng khác có giá trị và thị trường tiêu thụ ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã khuyến khích người dân phát triển được hơn 20ha nuôi đối tượng đặc sản như ba ba, rắn, tôm càng xanh,…; vận động nuôi cá trê, tai tượng, nuôi lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo; nuôi lươn thương phẩm không bùn, nuôi cá chạch quế… được hơn 2.000ha. Các đối tượng này được cho là dễ nuôi có thể tận dụng thức ăn sẵn trong tự nhiên, chi phí thấp và thị trường đang có nhu cầu cao.
Để đảm bảo tiêu thụ, tại từng điểm triển khai mô hình, ngành nông nghiệp khuyến khích tổ chức sản xuất theo mô hình quản lý cộng đồng, tổ hợp tác sản xuất gắn kết với nhu cầu thu mua chế biến của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.