Vĩnh Long Khuyến Khích Đa Dạng Mô Hình Nuôi Thủy Sản

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2015, sẽ tập trung cho gia tăng nuôi trồng thủy sản hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo đó, ngoài việc giữ ổn định diện tích và sản lượng cá tra, sẽ khuyến khích người nuôi chuyển đổi diện tích ao “treo”, mương vườn sang nuôi các đối tượng khác có giá trị và thị trường tiêu thụ ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã khuyến khích người dân phát triển được hơn 20ha nuôi đối tượng đặc sản như ba ba, rắn, tôm càng xanh,…; vận động nuôi cá trê, tai tượng, nuôi lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo; nuôi lươn thương phẩm không bùn, nuôi cá chạch quế… được hơn 2.000ha. Các đối tượng này được cho là dễ nuôi có thể tận dụng thức ăn sẵn trong tự nhiên, chi phí thấp và thị trường đang có nhu cầu cao.
Để đảm bảo tiêu thụ, tại từng điểm triển khai mô hình, ngành nông nghiệp khuyến khích tổ chức sản xuất theo mô hình quản lý cộng đồng, tổ hợp tác sản xuất gắn kết với nhu cầu thu mua chế biến của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.

Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.