Vĩnh Long đã đốn bỏ hơn 1.900ha nhãn bệnh chổi rồng

Theo dự án chuyển đổi giống nhãn và cây trồng khác, thay thế vùng nhãn tiêu da bò bị bệnh chổi rồng của tỉnh giai đoạn 2014 - 2015, các loại cây được trồng thay thế là chôm chôm, sầu riêng, nhãn ido, bưởi, chanh… Hiện diện tích nhãn bị nhiễm chổi rồng vẫn còn cao với hơn 4.502ha, trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30 - 70% là 2.590ha, trên 70% là 1.930ha.
Trong khi đó, với việc phòng trị tích cực nên diện tích và tỷ lệ nhiễm bệnh sâu đục trái trên cây có múi giảm đáng kể, đến nay chỉ còn 23ha, giảm 2.628ha so với cùng kỳ. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trị để các vườn cây giảm tỷ lệ bệnh, cho năng suất cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng FITES đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP” tại huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án Khuyến nông trung ương năm 2014.

Hiện chưa có con số thống kê chính xác những thiệt hại do nghêu chết gây ra. Nhưng chắc chắn một điều rằng đó sẽ là những con số không nhỏ. Bởi theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), vụ nghêu năm nay người dân thả nuôi khoảng 1.500 ha, đến ngày 9 - 4 đã có 220 sân nghêu của 170 hộ dân bị chết, với tỷ lệ thiệt hại bình quân 50%, cá biệt có sân nghêu bị chết đến 90%, tổng sản lượng thiệt hại dự kiến lên đến 13.000 tấn.

Ngành thủy sản Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh và toàn diện, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) và giá trị sản xuất hằng năm đều tăng trưởng.

Các hộ nuôi cá lóc trên địa bàn xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đang lo lắng trước tình trạng cá bệnh trắng mình và xuất huyết. Cụ thể, đuôi cá xuất hiện vết trắng rồi lan dần về phía đầu làm cho cá mất nhớt, bong da… dẫn đến chết hàng loạt.

Chuyện nuôi cá trên sông Hồng bao đời nay chưa ai dám nghĩ, bởi không ô nhiễm nhưng dòng nước lại quá mênh mông.