Vĩnh Long Chỉ Có 18% Diện Tích Ruộng Lúa Được Tận Dụng Nuôi Cá

Trong 2 tháng qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ cho nông dân 330.000 cá giống rô phi, mè vinh, cá chép và cá mè trắng để phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa.
Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Theo ngành nông nghiệp, tại các huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình có trên 1.000ha đất lúa có hệ thống kinh mương thích hợp cho phát triển mô hình lúa - cá. Thế nhưng mới chỉ có 180ha (khoảng 18%) được nông dân tận dụng nuôi cá.
Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án nuôi cá trong ruộng lúa giai đoạn 2014 - 2015, với tổng kinh phí thực hiện gần 2 tỷ đồng. Dự án này nhằm mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm trên nền đất lúa, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho hay, nguồn cung các sản phẩm chăn nuôi từ gia súc, gia cầm sẽ đảm bảo đủ để phục vụ cho thị trường dịp Tết Nguyên đán 2014, và một số sản phẩm như trứng, thịt gia cầm thời gian trước Tết Nguyên đán còn có dấu hiệu cung vượt cầu.

Kịp thời nắm bắt cơ hội, bù đắp vào sản lượng tôm sụt giảm tại nhiều nước do dịch bệnh, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm và lần đầu tiên, tôm thẻ chân trắng đã “lột xác” ngoạn mục, vượt tôm sú cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu.

Ngày 7/1, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) công bố 2 tỉnh Lạng Sơn, Phú Yên hiện có dịch lở mồm long móng (LMLM) chưa qua 21 ngày.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh Bình Phước đang tích cực tái đàn, chăm sóc gia súc, gia cầm (GSGC) để phục vụ tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Điều đáng mừng với người chăn nuôi là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá GSGC đang tăng trở lại.

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có hơn 15.000 ha cây khóm với sản lượng khoảng 250 ngàn tấn/năm và là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích cây khóm. Thời gian qua, nhờ sự cần cù lao động và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nên nông dân huyện Tân Phước đã trồng khóm đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo một vùng đất "rốn lũ - rốn phèn".