Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vĩnh Hòa (Bến Tre) Phát Triển Phong Trào Nuôi Dê

Vĩnh Hòa (Bến Tre) Phát Triển Phong Trào Nuôi Dê
Ngày đăng: 24/03/2014

Vĩnh Hòa (Ba Tri - Bến Tre) là xã thuần nông. Để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, trong những năm trước đây, nông dân ở Vĩnh Hòa đã đầu tư nuôi bò. Do giá bò không ổn định, năm 2008, người dân đã chuyển sang nuôi dê.

Lúc đầu, do chưa có con giống, người dân phải đến các địa phương khác mua dê về nuôi vỗ béo, do ít đầu tư, thức ăn chủ yếu là tận dụng cây cỏ thiên nhiên, ít xảy ra dịch bệnh. Khi mua về, dê có trọng lượng bình quân 15kg/con. Sau 3 tháng rưỡi nuôi, mỗi con dê cân nặng 35kg, đạt trọng lượng xuất chuồng. Bình quân mỗi năm, nông dân nuôi được 2 đợt dê.

Có lợi nhuận, nông dân nuôi theo hình thức khép kín là đầu tư nuôi dê sinh sản để đẻ dê con nuôi lớn rồi bán, vừa giảm chi phí, vừa đảm bảo chất lượng dê. Dê con được nuôi gần 1 năm thì đạt trọng lượng xuất chuồng. Hiện tại, giá dê hơi là 110.000 đồng/kg, tăng 25.000 đồng/kg so với 3 năm trước.

Điều đáng nói là những hộ nuôi dê ở Vĩnh Hòa đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi để mua giống dê có chất lượng cao, trao đổi kỹ thuật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm để tránh bị thương lái ép giá. Nhờ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi đúng hướng, phù hợp với điều kiện ở địa phương, giá tăng cao, ổn định, nên hầu hết người nuôi dê ở Vĩnh Hòa đều khấm khá hơn.

Anh Trương Văn Dòm, một trong những người nuôi dê sớm nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao và cũng là người vừa vinh dự được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2013, cho biết: “Ngoài thức ăn chính là cây, cỏ, tôi còn dùng tấm, cám và thức ăn công nghiệp bổ sung để dê tăng nhanh trọng lượng, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế chi phí. Hiện nay, đàn dê của tôi có 30 con, trong đó có 10 con sinh sản.

Cứ dê con đẻ ra nuôi lớn lên đạt trọng lượng thì xuất chuồng. Bình quân mỗi năm sau khi xuất chuồng, trừ chi phí, tôi còn lãi trên 80 triệu đồng”.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, những hộ nuôi dê ở Vĩnh Hòa còn cho các hộ nghèo mượn con giống nuôi để tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, năm 2012, nông dân còn được Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo tỉnh Bến Tre hỗ trợ vốn để nuôi dê quay vòng cho 5 hộ, với số tiền trên 20 triệu đồng. Nhờ vậy, từ vài hộ nuôi ban đầu, đến nay, Vĩnh Hòa có gần 100 hộ nuôi dê.

Trong đó, có hơn 60 hộ nuôi qui mô từ 20 con trở lên. Bình quân mỗi năm, các hộ này có lãi trên 50 triệu đồng. Từ phong trào này, trong số 20 hộ nghèo nuôi dê của xã có 15 hộ vươn lên thoát nghèo, đặc biệt có 5 hộ khá giàu. Không dừng lại ở đó, hiện nay, Vĩnh Hòa đang tiến hành thành lập tổ hợp tác nuôi dê theo tiêu chí của xã nông thôn mới.

“Sắp tới, xã sẽ vận động nông dân, đặc biệt là hộ nghèo đầu tư nuôi dê để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, xã còn phối hợp với ngành chức năng tiến hành thành lập tổ hợp tác nuôi dê để nông dân có điều kiện phát triển mạnh phong trào này, góp phần hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới” - Ông Trần Ngọc Được - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa.


Có thể bạn quan tâm

Người Mang Cây Cam Về Đất Đồng Thành (Nghệ An) Người Mang Cây Cam Về Đất Đồng Thành (Nghệ An)

Người dân xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành - Nghệ An) ai cũng nể phục nghị lực của ông Nguyễn Hữu Bình (SN 1958). Từ hai bàn tay trắng, ông đã vươn lên làm giàu trên vùng đất khó bằng nghề trồng cam, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương...

01/10/2014
Giải Pháp Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long Giải Pháp Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Đây là các bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho nhiều nông dân và doanh nghiệp thu mua thanh long xuất khẩu. Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện trên cành, bẹ non, trái non và trái chín chuẩn bị thu hoạch.

01/10/2014
Cam “Nhái” Tràn Ngập Thị Trường Cam “Nhái” Tràn Ngập Thị Trường

Được biết, Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm. Hơn nữa, cam Hà Giang có hạt, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm. Vào mùa thu hoạch, giá cam Hà Giang được bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính công hái, cước phí vận chuyển), cuối vụ giá lên đến 50.000 đồng/kg. Bởi vậy, cam Hà Giang trên thị trường không thể giá rẻ như vậy.

01/10/2014
Nuôi Cá Bông Mùa Lũ Nuôi Cá Bông Mùa Lũ

Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".

01/10/2014
Sên Vét Ao Đầm Và Nỗi Lo Kiểm Soát Dịch Bệnh Sên Vét Ao Đầm Và Nỗi Lo Kiểm Soát Dịch Bệnh

Mỗi năm, cứ vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 dương lịch, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bắt tay vào sên vét ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, cứ đến mùa sên vét lại xảy ra bao nỗi lo về kiểm soát dịch bệnh, bởi lịch sên vét ao đầm vẫn chưa được thống nhất, quá nhiều bất cập, khiến vấn đề này cứ mãi luẩn quẩn chưa có lối ra.

02/10/2014