Vinh danh 100 mô hình cánh đồng vàng

Chương trình “Cánh đồng vàng” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) tổ chức.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng trao đổi trong buổi họp thông báo báo lễ tôn vinh “Cánh đồng vàng”.
Theo Ban tổ chức, Chương trình “Cánh đồng vàng” sẽ là dịp tôn vinh các mô hình cánh đồng tiêu biểu đại diện cho sự phát triển của ngành nông nghiệp cả nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo hiệu ứng phong trào xây dựng và phát triển nông nghiệp mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.
Để thực hiện chương trình, giai đoạn 1 Ban tổ chức đề cử và giới thiệu các mô hình của các địa phương (các Hội Nông dân, các Sở NNPTNT) và đề cử của các hội, các doanh nghiệp.
Đến giai đoạn 2, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và đánh giá dựa trên tiêu chí về xếp hạng, triển khai thẩm tra thực địa với sự tham gia của ban cố vấn gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, trên cơ sở hơn 900 mô hình được đề cử trên cả nước, căn cứ trên tiêu chí lựa chọn, năm nay, Ban tổ chức sẽ chọn ra 100 mô hình tiêu biểu xuất sắc cho phần vinh danh trong chương trình “Cánh đồng vàng” và khen thưởng thêm 100 mô hình “Cánh đồng vàng” hoạt động hiệu quả.
Tiêu chí của chương trình là xếp hạng các cánh đồng từ trên xuống theo quy mô cây trồng/diện tích, năng suất (sản lượng/diện tích) và giá trị (giá trị thu được từ việc bán sản phẩm nông sản).
“Đây là những mô hình cánh đồng có giá trị, năng suất chất lượng, hiệu quả, tiêu biểu cho thành tựu về phát triển nông thôn; các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp kiểu mới cần tuyên dương và biểu dương để trở thành những tấm gương điển hình trong học tập và phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả” - ông Hồ Xuân Hùng nói.
Có thể bạn quan tâm

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.