Vinh danh 100 mô hình cánh đồng vàng

Chương trình “Cánh đồng vàng” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) tổ chức.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng trao đổi trong buổi họp thông báo báo lễ tôn vinh “Cánh đồng vàng”.
Theo Ban tổ chức, Chương trình “Cánh đồng vàng” sẽ là dịp tôn vinh các mô hình cánh đồng tiêu biểu đại diện cho sự phát triển của ngành nông nghiệp cả nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo hiệu ứng phong trào xây dựng và phát triển nông nghiệp mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.
Để thực hiện chương trình, giai đoạn 1 Ban tổ chức đề cử và giới thiệu các mô hình của các địa phương (các Hội Nông dân, các Sở NNPTNT) và đề cử của các hội, các doanh nghiệp.
Đến giai đoạn 2, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và đánh giá dựa trên tiêu chí về xếp hạng, triển khai thẩm tra thực địa với sự tham gia của ban cố vấn gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, trên cơ sở hơn 900 mô hình được đề cử trên cả nước, căn cứ trên tiêu chí lựa chọn, năm nay, Ban tổ chức sẽ chọn ra 100 mô hình tiêu biểu xuất sắc cho phần vinh danh trong chương trình “Cánh đồng vàng” và khen thưởng thêm 100 mô hình “Cánh đồng vàng” hoạt động hiệu quả.
Tiêu chí của chương trình là xếp hạng các cánh đồng từ trên xuống theo quy mô cây trồng/diện tích, năng suất (sản lượng/diện tích) và giá trị (giá trị thu được từ việc bán sản phẩm nông sản).
“Đây là những mô hình cánh đồng có giá trị, năng suất chất lượng, hiệu quả, tiêu biểu cho thành tựu về phát triển nông thôn; các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp kiểu mới cần tuyên dương và biểu dương để trở thành những tấm gương điển hình trong học tập và phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả” - ông Hồ Xuân Hùng nói.
Có thể bạn quan tâm

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).