Nông nghiệp tiếp cận TPP bằng ứng dụng công nghệ cao

Tại Hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức sáng 24.10, nhiều giải pháp tiếp cận TPP từ góc độ nông nghiệp đã được đưa ra, trong đó đáng chú ý là đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Các đại biểu tham gia hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” đề xuất giải pháp tiếp cận TPP
Bà Nguyễn Thị Nguyên Trinh - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đánh giá: “Trong tất cả các phương pháp chuyển giao khoa học - công nghệ thì việc xây dựng mô hình trình diễn có vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào tiến bộ khoa học - công nghệ được giới thiệu.
Ngoài ra cũng cần có mạng lưới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên để hướng dẫn công nghệ cho nông dân”.
Trong khi đó, TS Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao thì lại đề xuất tham gia chuỗi cung ứng nông sản khi gia nhập TPP với ngành nông nghiệp.
Cụ thể, các giải pháp được đề xuất nhằm phát triển chuỗi cung ứng nông sản gồm: Đầu tư sâu cho công nghệ sau thu hoạch; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước;
Phát triển dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng thương hiệu nông sản…
Có thể bạn quan tâm

Một nông dân chuyên sản xuất cây giống với quy mô lớn, đó là ông Võ Văn Thiện (Tư Thiện), 61 tuổi, chủ cơ sở Cây giống Tư Thiện tại ấp Bình Thuận 2, xã Hòa Ninh

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cam sành, ông Nguyễn Tấn Long (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) thu lãi gần 600 triệu đồng mỗi năm.

Gần bảy năm gắn bó với đàn bồ câu, ông Long đã trở thành tấm gương điển hình, làm giàu trên cánh đồng chiêm trũng ở quê lúa Thái Bình.

Từ bãi cát hoang hóa, nhiều hộ dân ở thôn Bắc Văn (Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến thành vùng chăn nuôi gà tập trung cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài giờ lên lớp, thầy Lê Minh Thuận (H.Tam Bình, Vĩnh Long) dành thời gian chăm sóc vườn dừa dứa xen lẫn bưởi da xanh, mang lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng