Vinamilk Chi Hàng Tỷ Đôla Cho Trang Trại Bò Sữa

Trong 3 năm trở lại đây, Vinamilk đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho việc mở rộng hệ thống trang trại bò sữa, với tham vọng giữ ngôi vua thị trường sữa nội địa và ổn định giá sữa cho người tiêu dùng.
Trang trại 2.600 con của Vinamilk tại thị xã Như Hòa, Nghệ An được Tổ chức Global G.A.P. ConTrolUnion chứng nhận là “đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P. đầu tiên tại Đông Nam Á” vào ngày 18/7 vừa qua.
Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...
Trên thực tế, đầu tư cho vùng nguyên liệu đã được Vinamilk chú trọng từ năm 2006. Khởi đầu bằng việc mua lại Trung tâm nhân giống Bò sữa - Bò thịt cao sản Phú Lâm (Tuyên Quang) và thành lập Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa Việt Nam vào cuối năm 2006, đến nay Vinamilk đã sở hữu 6 trang trại bò sữa lớn tại Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng với số vốn lên tới 1.600 tỷ đồng.
Không dừng ở đó, Vinamilk vẫn tiếp tục lên kế hoạch khởi công thêm 3 trang trại tại Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa (quy mô 20.000 con) và Tây Ninh (quy mô 10.000 con) trong năm 2015, nâng tổng số bò sữa lên 46.000 con. So với số vốn 500 tỷ đồng và đàn bò sữa 1.400 con cách đây 8 năm tại Tuyên Quang và đàn bò sữa 5.900 con của Vinamilk cách đây 3 năm thì đây là một bước nhảy vọt đáng chú ý.
Từ đầu năm 2014 tới nay, doanh nghiệp này cũng đã khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 với quy mô 3.000 bò sữa, diện tích 200 ha, công suất 50 tấn sữa mỗi ngày vào tháng 3/2014; vận chuyển 200 con đầu tiên trong tổng số 5.000 bò sữa cao sản được lên kế hoạch nhập khẩu từ Australia và Mỹ trong tháng 4/2014 cùng nhiều hoạt động khác.
Hiện tại, dù Bộ Tài Chính đã áp trần giá sữa từ ngày 1/6, song giá sữa vẫn ở mức cao so với thế giới và trên 70 - 80% sữa nguyên liệu là nhập khẩu. Trong khi đó, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lại tiếp tục tăng. Đại diện Vinamilk cho biết giá thu mua cho nông dân trong năm 2013 đã tăng 22%.
Đặt trong bối cảnh giá sữa nguyên liệu bất ổn và có xu hướng tăng cao, phần lớn sữa nguyên liệu của Việt Nam đều phải nhập khẩu, thì hoạt động đầu tư của Vinamilk cho vùng nguyên liệu được đánh giá là chiến lược thiết thực và lâu dài.
Tổng đàn bò cung cấp sữa từ các trang trại của Vinamilk và nông hộ bán sữa cho Vinamilk hiện nay là hơn 80.000 con, mỗi ngày cung cấp khoảng 550 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra hơn 3 triệu ly sữa.
Nếu 9 trang trại hoạt động cùng lúc, số lượng này sẽ tăng lên 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020. Như vậy, Vinamilk có thể chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ, đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu, trong đó 20% sữa tươi nguyên liệu đến từ trang trại và 20% còn lại đến từ các hộ nông dân.
Ngoài trang trại, Vinamilk còn rót vốn vào các lĩnh vực khác trong nước và quốc tế như: khởi công xây dựng nhà máy tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 51% cổ phần) vào tháng 5/2014 với tổng vốn đầu tư 23 triệu USD; đàm phán mua lại 70% cổ phần của Công ty Driftwood Dairy của Mỹ.
Tháng 8 tới, nhà máy Miraka (Vinamilk đầu tư 19.3% cổ phần) chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32,000 tấn/năm tại NewZealand cũng sẽ đi vào vận hành. Các hoạt động đầu tư này được kỳ vọng sẽ mang lại tốc độ tăng trưởng cao cho Vinamilk trong dài hạn.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 3-7-2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.

Chiều 19.8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất khảo nghiệm 4 giống lúa mới, gồm SV181, SV46, SV47, SVX7 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc.

Thời gian sinh trưởng cực ngắn, kháng được nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm, cho năng suất vượt trội…, giống lúa lai mới HBO2 hứa hẹn sẽ mang lại cho nông dân xứ Quảng hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là một trong những giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hôm qua 19.8, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam và Trường Đại học Nông lâm Huế phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Phú Ninh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình “Sản xuất trình diễn giống đậu phụng L23 trên chân đất lúa chuyển đổi có sử dụng chế phẩm sinh học TP phòng trừ bệnh héo rũ” tại cánh đồng Bà Kiên thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.

Dẫn chúng tôi đi xem ruộng lúa xứ Rộc Đồn (thôn Hòa Phước, xã Bình Trị) nằm sát con đường bê tông dẫn vào Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, ông Nguyễn Công Tọa chua chát nói: “Trước đây, kênh mương nội đồng gần như ngang bằng với mặt đường, mưa lớn, nước còn rút đi kịp. Giờ mặt đường cao hơn mặt ruộng đến hơn 2m, mưa xuống, nơi đây chẳng khác gì biển nước”.