VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).
Một trong những những tiêu chí quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là cơ sở để triển khai áp dụng hiệu quả mô hình VietGAP trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với 03 đối tượng chủ lực, có thế mạnh xuất khẩu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (cá tra, tôm sú và tôm chân trắng).
Với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; hệ thống thủy lợi khép kín; hệ thống ao nuôi, ao lắng, xử lý chất thải và hệ thống xử lý môi trường được xây dựng đồng bộ; hệ thống giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí vận chuyển trong thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm…, tất cả đã giúp mô hình VietGAP được triển khai tập trung, giảm được chi phí trong quá trình nuôi, góp phần giúp các hộ nuôi đạt chuẩn VietGAP.
Trong đó, hệ thống thủy lợi khép kín và đồng bộ đã góp phần quan trọng trong việc điều tiết sản xuất theo đúng mùa vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định cho các đối tượng nuôi, giúp ngành nuôi trồng thủy sản có thể tiến tới sản xuất theo mô hình VietGAP với quy mô công nghiệp.
Có thể thấy, một trong những yếu tố quyết định đến thành công của mô hình VietGAP là việc kiểm soát tình hình dịch bệnh. Để thực hiện được điều này, tiêu chí về môi trường và xử lý môi trường nuôi được đánh giá là rất quan trọng.
Trong Chương trình Nông thôn mới, để kiểm soát tình hình dịch bệnh và giảm tổn thất cho người nuôi, Đề án xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ưu tiên việc tập huấn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, tổ chức liên kết các yếu tố đầu vào, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp các cơ sở yên tâm sản xuất.
Về phía Tổng cục Thủy sản, trong kế hoạch xây dựng Chương trình Nông thôn mới ở ĐBSCL, đã tập trung "xây dựng mối liên kết chuỗi" giữa sản xuất với thị trường.
Trong đó yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản phải đạt chuẩn VietGAP, tạo thương hiệu cho sản phẩm, liên kết với nhà máy chế biến và hệ thống siêu thị… Đây chính là những lợi ích mà ngành thuỷ sản đã có được nhờ việc triển khai Chương trình Nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2015, xã Tân Sơn trồng được hơn 70ha gừng. Thời điểm này, cây gừng sớm đã cho thu hoạch.

Xuất hiện trên thị trường chưa đầy một năm nhưng cà chua đen nhanh chóng được các cửa hàng, hệ thống siêu thị đón nhận dù giá cao. Xuất hiện trên thị trường chưa đầy một năm nhưng cà chua đen nhanh chóng được các cửa hàng, hệ thống siêu thị đón nhận dù giá cao.

Thời điểm này, trên những triền đồi ở các xã: Liên Sơn, An Dương, Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), cây hibicus (còn gọi là bụp giấm, hồng hoa) đang trổ hoa trắng muốt.
Theo ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Quơn Long (Tiền Giang), toàn xã có 920 ha chuyên canh thanh long với sản lượng trung bình từ 40 - 50 tấn/ha/năm. Hiện nay, nhà vườn đã xử lý xông đèn thanh long với diện tích trên 600 ha.

Toàn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước có 512 ha nhãn, tập trung chủ yếu ở 2 ấp Thanh An và Thanh Bình. Do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nhãn ở đây có mẫu mã và chất lượng hơn hẳn các nơi khác nên được thị trường ưa chuộng.