VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).
Một trong những những tiêu chí quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là cơ sở để triển khai áp dụng hiệu quả mô hình VietGAP trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với 03 đối tượng chủ lực, có thế mạnh xuất khẩu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (cá tra, tôm sú và tôm chân trắng).
Với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; hệ thống thủy lợi khép kín; hệ thống ao nuôi, ao lắng, xử lý chất thải và hệ thống xử lý môi trường được xây dựng đồng bộ; hệ thống giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí vận chuyển trong thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm…, tất cả đã giúp mô hình VietGAP được triển khai tập trung, giảm được chi phí trong quá trình nuôi, góp phần giúp các hộ nuôi đạt chuẩn VietGAP.
Trong đó, hệ thống thủy lợi khép kín và đồng bộ đã góp phần quan trọng trong việc điều tiết sản xuất theo đúng mùa vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định cho các đối tượng nuôi, giúp ngành nuôi trồng thủy sản có thể tiến tới sản xuất theo mô hình VietGAP với quy mô công nghiệp.
Có thể thấy, một trong những yếu tố quyết định đến thành công của mô hình VietGAP là việc kiểm soát tình hình dịch bệnh. Để thực hiện được điều này, tiêu chí về môi trường và xử lý môi trường nuôi được đánh giá là rất quan trọng.
Trong Chương trình Nông thôn mới, để kiểm soát tình hình dịch bệnh và giảm tổn thất cho người nuôi, Đề án xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ưu tiên việc tập huấn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, tổ chức liên kết các yếu tố đầu vào, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp các cơ sở yên tâm sản xuất.
Về phía Tổng cục Thủy sản, trong kế hoạch xây dựng Chương trình Nông thôn mới ở ĐBSCL, đã tập trung "xây dựng mối liên kết chuỗi" giữa sản xuất với thị trường.
Trong đó yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản phải đạt chuẩn VietGAP, tạo thương hiệu cho sản phẩm, liên kết với nhà máy chế biến và hệ thống siêu thị… Đây chính là những lợi ích mà ngành thuỷ sản đã có được nhờ việc triển khai Chương trình Nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Bà Atsuko Fukagawa, Phó Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp về các FTA, EPA cho thấy chưa biết cách vận dụng và tỷ lệ sử dụng chưa tăng như kỳ vọng.

Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.

Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Ngày 21.10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.

Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để cán đích NTM đúng lộ trình đã khó, duy trì danh hiệu “xã NTM” lại càng khó hơn.