Vietfish 2015 nơi hội tụ đa dạng sản phẩm thủy sản Việt Nam
Đây là sự kiện thường niên và quan trọng nhất do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức liên tục từ năm 2000. Đến nay, cùng với sự phát triển của ngành thủy sản khi Việt Nam đứng trong nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới về cung cấp hàng thủy sản, Vietfish cũng trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà sản xuất, kinh doanh thủy sản khu vực và thế giới tìm kiếm cơ hội giao thương cùng các nhà sản xuất thủy sản tại Việt Nam với hệ thống nhà máy khép kín, những vùng nuôi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.
Vietfish 2015 có 188 đơn vị tham dự với tổng số 314 gian hàng, tăng 14% so với năm 2014. Bên cạnh đó, hội chợ năm nay cũng đa dạng hơn với 16 quốc gia tham dự như: Anh, Mỹ, Ấn Độ, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan….
“Mỗi lần đến tham dự hội chợ Vietfish đều mang cho tôi cảm giác mới lạ. Đó chính là sự tự hào và cảm nhận sự phát triển một cách vững chắc của toàn ngành. Tôi đánh giá cao sự nỗ lực và những kết quả đạt được từ những người nông dân, đến nhà quản lý, nhà nghiên cứu, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp góp phần to lớn vào thành tựu chung của toàn ngành”, ông Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết.
Tiềm năng dồi dào từ biển và sự ưu đãi của thiên nhiên vùng ĐBSCL đã đem đến sự đa dạng và phong phú cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam từ đánh bắt tự nhiên cho đến nuôi trồng đều được trưng bày đẹp mắt và đầy đủ tại hội chợ. Những sản phẩm được chế biến sẵn phù hợp với xu thế hiện đại, các mặt hàng giá trị gia tăng cũng làm phong phú thêm hội chợ Vietfish năm nay.
Đặc biệt, tại Vietfish 2015 khách tham quan được nếm thử các loại fast food vô cùng tiện lợi và ngon miệng, đảm bảo nguồn gốc và an toàn sức khỏe. Nhiều khách tham quan thích thú với Panga Chef đến từ Hà Lan đam mê quảng bá cho con cá tra, loài cá dân dã, quen thuộc của Việt Nam. Qua tài năng chế biến, con cá tra bình dị đã trở thành những món ăn ngon và bổ dưỡng vô cùng tiện lợi theo phong cách châu Âu.
Vietfish cũng phản ánh sự phát triển ngày càng hoàn thiện của một ngành công nghiệp luôn luôn đổi mới để bắt kịp xu hướng thời đại, những yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng và an toàn thực phẩm qua sự tham gia của các ngành hàng công nghiệp phụ trợ như kỹ thuật nuôi trồng đánh bắt, thiết bị hiện đại và quản lý truy suất nguồn gốc. Bên cạnh đó, chuỗi các hội thảo chuyên ngành được VASEP phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức sẽ giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về xu thế và triển vọng của ngành thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Đêm đến, đèn điện thắp sáng choang giữa các cánh đồng dưa, người lớn, người già, trẻ nhỏ đều tập trung ra đồng như hội.

Cách đây 20 năm, nhiều người dân xã Tân Hà (Hàm Tân) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh Trần Đình Dũng xin thôi nghề dạy học chuyển sang đầu tư trồng cây ăn quả trên vùng đất mới khô cằn. Bằng nguồn vốn bán nhà cửa, đất vườn ở Đồng Nai, anh đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền xã Tân Hà khai hoang phục hóa 25 ha đất để phát triển kinh tế trang trại.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song sau hai năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện khi “điệp khúc” vẫn là chất lượng thấp, giá thành cao.

Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.

Ngày 22-7, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,cho hay dự kiến từ ngày 1-8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.