Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam Vẫn Tốn Hàng Tỷ Đô Mỗi Năm Để Nhập Khẩu Tôm

Việt Nam Vẫn Tốn Hàng Tỷ Đô Mỗi Năm Để Nhập Khẩu Tôm
Ngày đăng: 15/12/2014

Việt Nam đã chính thức bước chân vào nhóm 10 nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) cho biết, nhập khẩu tôm toàn cầu tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2014.

Theo ước tính của Infofish, khối lượng nhập khẩu tôm toàn cầu tăng thêm khoảng 5 - 6% trong vòng nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, với xu hướng giá ổn định.

Mười nhà nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới hiện là EU, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mexico, Canada và Australia.

Các thống kê cho thấy, nhóm quốc gia nói trên đã mua tổng cộng gần 850.000 tấn tôm trong giai đoạn này.

Xu hướng nhu cầu trong các thị trường này diễn biến khác nhau trong khi nhập khẩu giảm tại Nhật Bản, Hồng Kông và Canada thì ở các nước khác nhập khẩu có xu hướng tích cực.

Đối với xuất khẩu, Ecuador là nhà cung cấp hàng đầu, tiếp theo là Ấn Độ.Xuất khẩu trung bình hàng tháng từ mỗi nước này là gần 24.000 tấn.

Các nhà xuất khẩu hàng đầu khác là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.Xuất khẩu hàng tháng từ Trung Quốc và Indonesia khoảng 13.000 tấn mỗi nước.

Khối lượng xuất khẩu từ Việt Nam chưa được thống kê chính thức nhưng ước tính cao hơn Trung Quốc và Indonesia.

Theo Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị Việt Nam cần giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu tôm giống để giảm chi phí sản xuất tôm nuôi.

Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 20% lượng tôm sú giống (Penaeus monodon)và 100% lượng tôm chân trắng giống (P. vannamei)

Để giải quyết vấn đề này, các viện nghiên cứu của chính phủ và nuôi trồng thủy sản đã được triển khai thực hiện cơ sở sản xuất tôm giống từ năm 2013.

Hiện tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỉ lệ cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2014.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ đạt 3,6 tỷ USD năm 2014, cao hơn mức 3,1 tỷ USD của năm 2013.

Tuy nhiên, ngoài việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về chế biến, tôm nuôi trồng của Việt Nam cũng phải nhập khẩu tôm giống với số lượng lớn.

Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm, cả nước đạt 663.000 ha tôm nuôi, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm sú là 572.000 ha (giảm gần 2%), tôm chân trắng là 91.000 ha (tăng gần 92%).

Tổng sản lượng tôm đạt 395.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu 180.000 tôm thẻ chân trắng giống, chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia và Thái Lan để sản xuất tôm xuất khẩu.

Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/viet-nam-van-ton-hang-ty-do-moi-nam-de-nhap-khau-tom-201412120720262906ca52.chn


Có thể bạn quan tâm

Ngô biến đổi gen Dekalb Áo giáp cho nhà nông Ngô biến đổi gen Dekalb Áo giáp cho nhà nông

Sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức cho phép thương mại hóa ngô biến đổi gen tại Việt Nam; được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

03/11/2015
Trồng ớt chỉ thiên lãi 200 triệu đồng/ha/vụ Trồng ớt chỉ thiên lãi 200 triệu đồng/ha/vụ

Vụ đông năm nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 200 ha ớt chỉ thiên, dẫn đầu tỉnh về diện tích cây trồng này. Các giống chủ yếu là Hai mũi tên, GS39, GM888.

03/11/2015
Tổng sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt trên 1,35 triệu tấn Tổng sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt trên 1,35 triệu tấn

Ngày 29-10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất lương thực năm 2015 và sơ kết xây dựng Cánh đồng lớn sản xuất lúa; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

03/11/2015
 Diện tích cánh đồng liên kết vụ thu đông đạt trên 5.700ha Diện tích cánh đồng liên kết vụ thu đông đạt trên 5.700ha

Tính đến nay, diện tích lúa thu đông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống được 143.000ha, vượt 43% so với kế hoạch và tăng 20.000ha so với cùng kỳ.

03/11/2015
Gừng trâu dưới tán vải Gừng trâu dưới tán vải

Gia đình chị Nguyễn Thị Thạch ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thực hiện mô hình trồng gừng trâu dưới tán vải thiều. Hiệu quả là tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất.

03/11/2015