Việt Nam Vẫn Tốn Hàng Tỷ Đô Mỗi Năm Để Nhập Khẩu Tôm

Việt Nam đã chính thức bước chân vào nhóm 10 nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) cho biết, nhập khẩu tôm toàn cầu tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2014.
Theo ước tính của Infofish, khối lượng nhập khẩu tôm toàn cầu tăng thêm khoảng 5 - 6% trong vòng nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, với xu hướng giá ổn định.
Mười nhà nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới hiện là EU, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mexico, Canada và Australia.
Các thống kê cho thấy, nhóm quốc gia nói trên đã mua tổng cộng gần 850.000 tấn tôm trong giai đoạn này.
Xu hướng nhu cầu trong các thị trường này diễn biến khác nhau trong khi nhập khẩu giảm tại Nhật Bản, Hồng Kông và Canada thì ở các nước khác nhập khẩu có xu hướng tích cực.
Đối với xuất khẩu, Ecuador là nhà cung cấp hàng đầu, tiếp theo là Ấn Độ.Xuất khẩu trung bình hàng tháng từ mỗi nước này là gần 24.000 tấn.
Các nhà xuất khẩu hàng đầu khác là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.Xuất khẩu hàng tháng từ Trung Quốc và Indonesia khoảng 13.000 tấn mỗi nước.
Khối lượng xuất khẩu từ Việt Nam chưa được thống kê chính thức nhưng ước tính cao hơn Trung Quốc và Indonesia.
Theo Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị Việt Nam cần giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu tôm giống để giảm chi phí sản xuất tôm nuôi.
Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 20% lượng tôm sú giống (Penaeus monodon)và 100% lượng tôm chân trắng giống (P. vannamei)
Để giải quyết vấn đề này, các viện nghiên cứu của chính phủ và nuôi trồng thủy sản đã được triển khai thực hiện cơ sở sản xuất tôm giống từ năm 2013.
Hiện tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỉ lệ cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2014.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ đạt 3,6 tỷ USD năm 2014, cao hơn mức 3,1 tỷ USD của năm 2013.
Tuy nhiên, ngoài việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về chế biến, tôm nuôi trồng của Việt Nam cũng phải nhập khẩu tôm giống với số lượng lớn.
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm, cả nước đạt 663.000 ha tôm nuôi, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm sú là 572.000 ha (giảm gần 2%), tôm chân trắng là 91.000 ha (tăng gần 92%).
Tổng sản lượng tôm đạt 395.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu 180.000 tôm thẻ chân trắng giống, chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia và Thái Lan để sản xuất tôm xuất khẩu.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/viet-nam-van-ton-hang-ty-do-moi-nam-de-nhap-khau-tom-201412120720262906ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 6.550ha. Trong đó, trên 621ha ao và 46.948m3 bè nuôi thủy sản bị nhiễm bệnh (chỉ riêng tháng 7 có hơn 112ha ao và 14.394m3 bè nuôi bị nhiễm bệnh, tăng 3.600m3 bè so với tháng trước).

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh (Phú Yên), hiện có hơn 1.000ha cao su trồng tại các xã, thị trấn trong huyện bị bệnh phấn trắng, gây rụng lá.

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt đã giúp nông dân xã Phú An, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác, trong đó có mô hình trồng dừa dứa, dừa Mã Lai xen canh mít Thái của ông Phạm Minh Thông ở ấp 1.

Khánh Hòa là tỉnh phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ mây tre nứa. Đây là ngành nghề có nhu cầu lớn về nguyên liệu đan lát. Tuy nhiên, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển được vùng trồng nguyên liệu, không chỉ giải quyết được nhu cầu của ngành nghề sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả cho nông dân.