Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam Vẫn Dẫn Đầu Về Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật

Việt Nam Vẫn Dẫn Đầu Về Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật
Ngày đăng: 20/06/2014

4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường Nhật Bản.

Trong khi, NK từ hai thị trường được cho là “tiềm năng” vào Nhật Bản là Ấn Độ và Indonesia lại giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Sau quyết định kiểm tra 100% kháng sinh Oxytetracycline (OTC) trong tôm Việt Nam NK vào Nhật Bản vào giữa tháng 3-2014, nhiều thông tin trên các trang mạng thủy sản quốc tế phán đoán rằng Ấn Độ và Indonesia sẽ trở thành nguồn cung thay thế cho tôm Việt Nam.

Tuy nhiên, NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này. Trong khi, NK từ hai thị trường được cho là “tiềm năng” kể trên lại giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị.

Cụ thể, theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm 2014, NK tôm Việt Nam vào Nhật Bản tăng 31,9% về giá trị nhưng khối lượng giảm 40,2% so với cùng kỳ năm 2013. Quy định kiểm tra OTC là nguyên nhân chính dẫn tới giảm lượng tôm XK sang Nhật Bản.

NK tôm từ Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ cũng giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị trong 4 tháng đầu năm nay. Trong đó, NK từ Thái Lan giảm 41,8% về khối lượng, 34,7% về giá trị, từ Indonesia giảm 40,9% về khối lượng và 9,8% về giá trị và NK từ Ấn Độ giảm 39,3% về khối lượng và 17,5% về giá trị.

Tôm sú chính là ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định.

Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).

VASEP dự báo: XK tôm sang Nhật Bản mang lại trên 700 triệu USD mỗi năm và sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014 nếu vấn đề OTC được kiểm soát tốt hơn và lợi thế tôm sú được tận dụng tối đa.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Sao Nuôi Gà Sao

Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.

22/07/2013
Nuôi Cá Chạch Lấu Nuôi Cá Chạch Lấu

Tháng 8/2012, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ nông dân nuôi thí điểm cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông. Sau gần một năm thực hiện, bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt.

23/07/2013
Nuôi Ong Lấy Mật Nuôi Ong Lấy Mật

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

23/07/2013
Xây Dựng Vùng Rau An Toàn Xây Dựng Vùng Rau An Toàn

Châu Thành (Tiền Giang) được xem là “vương quốc rau” của tỉnh và đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, qua hơn 10 năm từ khi mô hình đầu tiên được triển khai quá trình xây dựng vùng rau an toàn vẫn loay hoay tìm hướng đi.

23/07/2013
Thương Lái Ép Giá, Nông Dân Phải Bán Lạc Giá Rẻ Thương Lái Ép Giá, Nông Dân Phải Bán Lạc Giá Rẻ

Đến nay, vụ lạc ở Thừa Thiên - Huế đã thu hoạch xong được hơn 1 tháng, nhưng do giá xuống quá thấp và thương lái ít thu mua nên người dân khó bán được lạc.

23/07/2013