Việt Nam tự hào xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, giá trị tạo ra thực chất được bao nhiêu

Chúng ta đang mải miết chạy theo số lượng nhiều quá mà không quan tâm tới yếu tố chất lượng”, TS. Phạm Chi Lan cũng bày tỏ sự lo lắng về nền nông nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập.
Bàn về tình trạng nông nghiệp, PGS.TS Vũ Trọng Khải đã khẳng định:
“Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà điều nguy hiểm hơn cả sự lạc hậu là, nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn.”
Ông Vũ Trọng Khải là Nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II TP.HCM, hiện là chuyên gia độc lập trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo ông Khải, hiện nay, nông dân Việt Nam vẫn là “nông dân cha truyền con nối”, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, áp dụng công nghệ cũ kỹ.
Kết quả là năng suất lao động và năng suất nông sản thấp, với giá thành sản xuất cao, vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
Thêm nữa, người nông dân cha truyền con nối hiện nay không có nhu cầu và khả năng gia tăng quy mô đất đai, để tạo lập các trang trại sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao. “
Một sai lầm quan trọng nữa là, chúng ta chủ trương và thực hiện đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, thay vì đầu tư phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao”, ông Khải nhận định.
Do đó thừa nhận một cách vô thức sự tồn tại hợp pháp một nền nông nghiệp không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khu nông nghiệp công nghệ cao chỉ để làm “mẫu” và lấy thành tích.
Việt Nam chưa có chiến lược nghiên cứu và áp dụng công nghệ cao trong toàn bộ nền nông nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam cũng “không có chiến lược sản phẩm nông nghiêp quốc gia theo vùng nông nghiệp sinh thái”.
Ông Khải lấy ví dụ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long hiện đang cung cấp tới 90% lượng gạo xuất cảng hàng năm.
Khối lượng lúa được sản xuất và xuất càng ngày một tăng nhờ có đầu tư về thủy lợi, giao thông và các biện pháp nông học.
Nhưng khối lượng lúa sản xuất và xuất cảng tăng tỉ lệ nghịch với thu nhập của nông dân và tỉ lệ thuận với ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, người dân Philipine mua gạo Việt Nam với giá rẻ, chỉ bằng 2/3 giá gạo tiêu thụ trong nước.
Đó là kết quả của sự phát triển thiếu chiến lược sản phẩm quốc gia theo vùng công nghiệp sinh thái.
Hệ quả là nếu không khắc phục được tình trạng này, nền nông nghiệp Việt Nam chẳng những không tận dụng được cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, mà còn bị những thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế nhấn chìm. Đồng quan điểm với PGS.
TS Vũ Trọng Khải, một diễn giả khác, TS. Phạm Chi Lan cũng bày tỏ sự lo lắng về nền nông nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập.
Theo bà Lan, “nhiều năm qua, Việt Nam sung sướng, tự hào thứ hạng cao về xuất khẩu mặt hàng nông sản như gạo, điều, tiêu, cà phê…”, tuy nhiên, bà Lan cũng đặt câu hỏi, thứ hạng cao về số lượng xuất khẩu thì nhiều nhưng giá trị tạo ra thực chất được bao nhiêu? Bà Lan đã so sánh với 3 tỷ USD giá trị xuất khẩu gạo thì chỉ ngang bằng 3 tỷ USD nhập khẩu bia.
”Nông dân lăn lộn làm ruộng chỉ ngang tiền uống bia liệu có đáng không?”, bà Lan trăn trở. “Gạo Việt Nam đang ở vị trí thực sự bị đe dọa, gạo giá rẻ cạnh tranh vất vả so với Ấn Độ, gạo chất lượng cao đang thua rõ ràng so với Campuchia, Thái Lan.
Chúng ta đang mải miết chạy theo số lượng nhiều quá mà không quan tâm tới yếu tố chất lượng.” “Không thể trách người nước ngoài mang sản phẩm tốt hơn, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn vào bán tại Việt Nam.
Ngành Nông nghiệp cũng không có quyền trách cứ hay đòi hỏi người tiêu dùng cứ phải yêu nước, thương nông dân xài hàng Việt Nam.
Nếu không thay đổi căn bản, thua trong hội nhập là có thể thấy trước được”, bà Lan nhận xét.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, bởi vậy nhiều nhà vườn đang hy vọng một vụ mùa năng suất cao. Tuy nhiên, từ khoảng một tháng trở lại đây, nhiều nông dân khá lo lắng trước tình trạng cà phê liên tiếp bị rụng trái bởi bệnh nấm hồng.

Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã chú trọng phát triển các mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tại xã Điệp Nông (Hưng Hà), mô hình này bước đầu mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Theo ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều nhà xuất khẩu. Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra không có vốn, không có nhà máy, hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.

Tin từ các hộ trồng bắp không có hạt, hoặc có nhưng thưa và rất ít tại xã Châu Pha (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Những hộ trồng giống bắp AG500 của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang do một đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã Châu Pha cung cấp trong vụ hè thu này sẽ được đơn vị cung ứng giống bắp bồi thường 1 triệu đồng/sào. Với mức bồi thường này, người trồng bắp đã được hỗ trợ một phần để tái sản xuất trong vụ tiếp theo.

Với hơn 30km bờ biển, trên 12.000ha diện tích đất bãi bồi cửa sông, ven biển, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế thuỷ sản. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Công ty CP Thuỷ sản Tân An đã mạnh dạn ứng dụng mô hình nuôi hàu cửa sông, mở ra một hướng đi mới.