Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia

Trao đổi với PV, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không muốn nêu tên, đã xác nhận thông tin này, nhưng không cho biết thêm chi tiết về hợp đồng.
Còn ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre), doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết, trong số 1 triệu tấn gạo trúng thầu bán cho Indonesia, có 750.000 tấn loại 15% tấm và 250.000 tấn loại 5% tấm.
Dù không tiết lộ chi tiết về giá trúng thầu của hợp đồng, nhưng ông Tuấn khẳng định bán được ở mức giá khá tốt, không thua hợp đồng bán 450.000 tấn cho Philippines hôm 17.9 vừa qua là 426,6 đôla Mỹ một tấn (giá giao tại kho của Philippines).
Thêm niềm vui cho nông dân khi Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia sau khi đã trúng thầu bán 450.000 tấn gạo cho Philippines.
Theo ông Tuấn, thời gian giao hàng của hợp đồng này cũng giống như hợp đồng của Philippines, tức từ tháng 10.2015 đến tháng 3.2016. Như vậy, từ nay đến tháng 3.2016, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải giao hàng cho các đối tác ít nhất là 1,45 triệu tấn, tương đương khoảng hơn 240.000 tấn một tháng.
Việc trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, theo ông Tuấn, là bệ đỡ giúp “khơi thông” tiêu thụ lúa gạo nội địa và nâng giá bán trong nước.
“Có được 2 hợp đồng này (bán cho Philippines và Indonesia), giá lúa gạo sẽ được trả về đúng giá trị thực của nó, nghĩa là mặt bằng giá trên thế giới như vậy, nó sẽ hình thành đúng như vậy.
Do đó, sẽ tránh bị các nước nhập khẩu ép giá và nó sẽ là tiền đề tốt cho tiêu thụ vụ lúa đông xuân 2015-2016 tới,” ông Tuấn cho biết.
Sau khi trúng thầu bán cho Indonesia, giá chào xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở ĐBSCL đã được nâng lên khoảng 10 đôla Mỹ một tấn so với trước đó
. Cụ thể, gạo 5% tấm hiện có giá 345-355 đôla Mỹ/tấn và 330-340 đôla Mỹ một tấn đối với gạo 25% tấm.
Về diễn biến thị trường lúa gạo nội địa, hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang được các doanh nghiệp xuất khẩu mua vào với giá 6.300-6.400 đồng/kg, tăng 150-200 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần.
Lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp hiện được thương lái mua vào với giá 4.200-4.300 đồng/kg, tăng khoảng 100-200 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần.
Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 9.2015, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đơn vị này đạt hơn 532.000 tấn, trị giá FOB đạt hơn 216 triệu đôla Mỹ.
Lũy kế xuất khẩu gạo ngày 1.1 đến ngày 30.9.2015 đạt hơn 4,3 triệu tấn, trị giá FOB đạt hơn 1,8 tỷ đôla Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Vùng na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) có hơn 1.200 ha, với sản lượng năm nay ước đạt hơn 8 nghìn tấn. Hàng năm, cây na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 9. Tại các xã: Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Mai Sao... nhiều hộ dân trồng từ 0,5 - 3 ha, cây na đem lại giá trị kinh tế cao, đạt hơn 75 triệu đồng/ha, là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây.
Với sự năng động, nhạy bén của bà con nông dân, những năm gần đây xã Liên Nghĩa, Văn Giang (Hưng Yên) nổi tiếng với nghề ươm các loại giống cây ăn quả. Cây giống Liên Nghĩa theo chân thương lái đến mọi miền đất nước mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

Từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh Bến Tre , trong năm 2015, huyện Châu Thành đã triển khai mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô tại ấp Phước Thành, xã An Phước. An Phước là xã thuần nông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa và dừa. Do hiệu quả kinh tế từ các loại cây trồng này không cao, cần có hướng mới trong việc chuyển đổi giống cây trồng, tăng cường sự hỗ trợ về vốn đầu tư và kỹ thuật cho nông dân phù hợp với địa phương.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trước đây Trung Quốc(TQ) luôn dẫn đầu về hàng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam (VN) nhưng sáutháng đầu năm nay vị trí này đã đổi chủ.

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.