Việt Nam Trở Thành Nước Sản Xuất Cao Su Thứ Ba Thế Giới

Các số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC) cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới.
Theo ANRPC, năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt 1,043 triệu tấn, tăng 20,8% so với năm trước đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn. Nhờ vậy, Việt Nam đã leo từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới.
Cũng giống như Việt Nam, vị trí của Trung Quốc trong danh sách này đã tăng thêm hai bậc, từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4, do sản lượng cao su của nước này năm ngoái đã tăng 7,7% lên 856.000 tấn.
Ở chiều hướng ngược lại, Malaysia đã tụt từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 6 khi nước này chỉ sản xuất được 820.000 tấn cao su, giảm 11,1%. Ấn Độ cũng bị tụt một bậc trong danh sách xuống vị trí thứ 5 do chỉ sản xuất được 849.000 tấn.
Các số liệu của ANRPC cũng cho thấy trong số 9 nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, chỉ có Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka là những nước có sự suy giảm về sản lượng trong năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng của Việt Nam và Trung Quốc lại tăng một cách đáng ngạc nhiên.
Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin nguyên nhân chủ yếu khiến Ấn Độ bị tụt xuống vị trí thứ 5 là do sản lượng của Ấn Độ sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2008-2013. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về nguồn cung cao su, khiến nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu cao su trong niên vụ 2013-2014.
Năm 2013, sản lượng cao su tự nhiên tại Ấn Độ giảm 7,6% xuống còn 849.000 tấn. Các số liệu sơ bộ của Ủy ban Cao su Ấn Độ cho thấy năng suất cao su ở Ấn Độ trong niên vụ 2012-2013 chỉ đạt 1.813 kg/ha, giảm mạnh so với con số 1.867 kg/ha trong niên vụ 2008-2009.
Có thể bạn quan tâm

Theo Vinafruit, để đa dạng thị trường, có thêm thị trường mới, điều bắt buộc là trái thanh long phải xử lý được sâu đục trái. Vì thế, người trồng thanh long kỳ vọng một khi Việt Nam có thể kiểm soát được ruồi đục trái nhờ biện phát chiếu xạ sẽ giúp trái thanh long sẽ có mặt ở những thị trường mới, số lượng XK cũng lớn hơn.

Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở huyện Mỹ Lộc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt cay xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.

Ngoài bán bông tươi, người dân còn làm dưa chua điên điển, giá 30.000 đ/hộp (0,5kg). Bông điên điển là món ăn ưa thích của người dân ĐBSCL, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Hiện tại, giá lúa IR 50404 thu mua tại ruộng đang ở mức 5.000 - 5.200 đ/kg. Còn gạo nguyên liệu thuộc giống IR 50404 đang được các DN chế biến và XK thu mua với giá 7.600 - 7.700 đ/kg, tăng 100 đ/kg so với tuần trước.

Những vạt ruộng trải dài màu bạc của lá lúa bị cháy do sâu cuốn lá. Người dân cho biết, mấy năm nay mới lại xuất hiện một đợt dịch sâu cuốn lá nặng đến thế. Đến nay, toàn tỉnh đã có 70.232 ha lúa bị bệnh sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Ngày 18/7, UBND tỉnh đã phải ra quyết định công bố dịch. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan trong công tác phòng trừ.