Việt Nam Tiếp Tục Là Nước Xuất Khẩu Hạt Tiêu Lớn Nhất Hiện Nay

Hoa Kỳ và Đức là 2 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam với khoảng 33,2% thị phần
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.
Với kim ngạch xuất khẩu này, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thế giới mặc dù giá tiêu xuất khẩu giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm 2012. Giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 6.563 USD/tấn.
Hoa Kỳ và Đức là 2 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam với khoảng 33,2% thị phần - có tăng trưởng mạnh với mức tăng lần lượt là 99,5%, 7,6% về khối lượng và tăng 90,4% và 3,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Hiện tiêu Việt Nam có mặt trên hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong khi đó, theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), Hiệp hội Tiêu Việt Nam (VPA) dự báo năm nay, cả nước sẽ thu hoạch 90.000 đến 95.000 tấn hạt tiêu từ 60.000 hécta canh tác.
VPA đồng thời cho biết thêm 10.000 đến 15.000 tấn tiêu nhập khẩu từ các nước khác được sử dụng cho mục đích tái xuất, làm tăng tổng lượng tiêu xuất khẩu lên 105.000 - 110.000 tấn tiêu năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.

Thời gian gần đây, dư luận trên địa bàn tỉnh xôn xao việc các thương lái thu mua bông thanh long trước khi nở 1 ngày với giá từ 2.700 – 3.500 đồng/kg mà đầu nậu là người Trung Quốc. Hàng chục tấn bông thanh long chở đi đâu, làm gì đến cả người thu mua cũng không biết?

Ngày 7/7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) đã thông qua khoản tài trợ 500.000 CAD cho Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.