Việt Nam tạm dừng chào bán gạo 25% tấm vì nguồn cung không nhiều

Giá gạo 25% tấm của Việt Nam tăng lên 350-360 USD/tấn, so với 335-345 USD/tấn tuần trước.
Dự báo thị trường lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục sôi động do Philippines đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 1 triệu tấn gạo vào đầu năm 2016.
Điều này sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu tăng trở lại từ nay đến vụ Đông Xuân 2016, trong khi nguồn cung lúa Thu Đông đang giảm dần do hiện đã vào cuối vụ thu hoạch, giá lúa tiếp tục có lợi cho nông dân.
Thời gian gần đây, giá lúa gạo trong nước có xu hướng tăng tích cực, giao dịch sôi động khi các thương lái đẩy mạnh thu gom cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Giá lúa tăng tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tại Cần Thơ, giá lúa vụ Thu Đông tăng mạnh so với đầu vụ do khan hiếm nguồn cung và nhu cầu thu mua lúa nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Philippines.
Giá lúa tại Cần Thơ đã tăng từ 300-400 đồng/kg so với thời điểm giữa vụ.
Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường hiện dao động từ 5.300-5.400 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.500-5.600 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.850-6.695 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.700-6.800 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Sau khi trúng thầu cung ứng 450.000 tấn gạo cho Philippines và ký hợp đồng bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục.
Nhiều doanh nghiệp dự đoán rằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng trong thời gian tới khi mà Indonesia bắt tay vào nhập khẩu gạo.
Trên thị trường xuất khẩu, sau một thời gian dài luôn ở mức thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, vào thời điểm này, giá nhiều loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 10-15 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 20/10, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 4,5 triệu tấn gạo với trị giá trên 1,9 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, chính là sự năng động thường thấy đối với không ít nhà nông ở Hậu Giang ngày nay.

Vai trò không thể phủ nhận của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và cây trồng, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất, nguồn nước, làm cho lương thực, thực phẩm được an toàn. Những ưu điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng để đem về sức sống cho đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh cho rằng: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của cả nước, cùng sự tác động suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường thế giới, nhưng 4 năm qua, nền kinh tế Hậu Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển chung cho cả giai đoạn 2011-2015.

Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.