Việt Nam sẽ xuất khẩu được thêm 4 triệu tấn gạo

Chính vì thế, nhu cầu nhập khẩu gạo trong khối này luôn tăng trong 10 năm qua.
Các số liệu thống kê của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) cho thấy, 10 năm trước sản lượng gạo nhập khẩu của 11 quốc gia trong khối TPP (trừ VN) là 3,1 triệu tấn.
Đến năm 2014, con số này đã tăng lên là 4,7 triệu tấn, chiếm 11,7% trong tổng khối lượng gạo nhập khẩu của thế giới và gần bằng ¾ tổng khối lượng gạo xuất khẩu của VN.
Như vậy, trong điều kiện nhập khẩu với nhiều ưu đãi hơn so với bên ngoài khối TPP thì đây rõ ràng là cơ hội vàng cho gạo VN “ghi điểm”, gia tăng lượng gạo xuất khẩu vào khối này.
Bởi hiện nay VN chỉ mới xuất khẩu có 760.000 tấn vào khối này trong năm 2014, trong khi nhu cầu tới 4,7 triệu tấn, tức vẫn còn tiềm năng gần 4 triệu tấn cho gạo VN.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, mặc dù đây là cơ hội vàng nhưng với cung cách sản xuất hiện nay của ngành nông nghiệp thì VN vẫn sẽ khó nắm bắt được được cơ hội này.
“Bởi gạo của VN hiện nay vẫn chưa có thương hiệu, không thuần loại, không truy xuất được nguồn gốc và đặc biệt không kiểm soát được dư lượng hóa chất” – TS Nguyễn Đình Bích, chuyên gia ngành lúa gạo, chỉ ra nguyên nhân.
Theo ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo VN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất lớn cho nông dân, hướng tới sản xuất bền vững, sản xuất sạch, nâng cao chất lượng hạt gạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới xây dựng thương hiệu cho lúa gạo VN.
Bên cạnh các mục tiêu cải cách của Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo, TS Nguyễn Đình Bích cũng chỉ ra những thị trường “ngách” nhỏ mà doanh nghiệp có thể tận dụng để “ghi bàn”.
Đó chính là thị trường các loại gạo chức năng, gạo hữu cơ, gạo thảo dược… “Gạo hữu cơ xuất khẩu qua Mỹ của một doanh nghiệp ở Bạc Liêu đang có giá tới 800 USD/tấn, cao gấp 2 lần gạo thường hiện nay, mà việc sản xuất loại gạo này đang rất có triển vọng” – TS Bích cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu dự án hỗ trợ vốn “Trồng xoài trái vụ” tại ấp 1 (xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, An Giang) cho thấy, kết quả sau 18 tháng triển khai, thực tế bình quân lợi nhuận khá tốt, đạt từ 10 triệu đồng/công trở lên.

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Vượt qua áp lực về chi phí tăng cao cũng như biến động của thời tiết, những ngày này ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng loạt bám biển với vụ cá bắc. Ngành chức năng cũng đang triển khai các phương án trợ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả trong mỗi chuyến biển.

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.