Việt Nam sẽ xuất khẩu được thêm 4 triệu tấn gạo

Chính vì thế, nhu cầu nhập khẩu gạo trong khối này luôn tăng trong 10 năm qua.
Các số liệu thống kê của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) cho thấy, 10 năm trước sản lượng gạo nhập khẩu của 11 quốc gia trong khối TPP (trừ VN) là 3,1 triệu tấn.
Đến năm 2014, con số này đã tăng lên là 4,7 triệu tấn, chiếm 11,7% trong tổng khối lượng gạo nhập khẩu của thế giới và gần bằng ¾ tổng khối lượng gạo xuất khẩu của VN.
Như vậy, trong điều kiện nhập khẩu với nhiều ưu đãi hơn so với bên ngoài khối TPP thì đây rõ ràng là cơ hội vàng cho gạo VN “ghi điểm”, gia tăng lượng gạo xuất khẩu vào khối này.
Bởi hiện nay VN chỉ mới xuất khẩu có 760.000 tấn vào khối này trong năm 2014, trong khi nhu cầu tới 4,7 triệu tấn, tức vẫn còn tiềm năng gần 4 triệu tấn cho gạo VN.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, mặc dù đây là cơ hội vàng nhưng với cung cách sản xuất hiện nay của ngành nông nghiệp thì VN vẫn sẽ khó nắm bắt được được cơ hội này.
“Bởi gạo của VN hiện nay vẫn chưa có thương hiệu, không thuần loại, không truy xuất được nguồn gốc và đặc biệt không kiểm soát được dư lượng hóa chất” – TS Nguyễn Đình Bích, chuyên gia ngành lúa gạo, chỉ ra nguyên nhân.
Theo ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo VN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất lớn cho nông dân, hướng tới sản xuất bền vững, sản xuất sạch, nâng cao chất lượng hạt gạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới xây dựng thương hiệu cho lúa gạo VN.
Bên cạnh các mục tiêu cải cách của Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo, TS Nguyễn Đình Bích cũng chỉ ra những thị trường “ngách” nhỏ mà doanh nghiệp có thể tận dụng để “ghi bàn”.
Đó chính là thị trường các loại gạo chức năng, gạo hữu cơ, gạo thảo dược… “Gạo hữu cơ xuất khẩu qua Mỹ của một doanh nghiệp ở Bạc Liêu đang có giá tới 800 USD/tấn, cao gấp 2 lần gạo thường hiện nay, mà việc sản xuất loại gạo này đang rất có triển vọng” – TS Bích cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…

Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.

Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).