Việt Nam mở rộng xuất khẩu nông thủy sản qua cửa ngõ Singapore

Đây là sự kiện do bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore xúc tiến tổ chức, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến chỉ đạo về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản và thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore tháng 10 vừa qua.
Phát biểu tại buổi giao thương, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương nhấn mạnh sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp hai nước bởi qua hoạt động gặp gỡ trực tiếp, doanh nghiệp Singapore và Việt Nam có cơ hội để hiểu rõ về tiềm năng, các sản phẩm của nhau cũng như về khả năng hợp tác sâu rộng hơn.
Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam có các thế mạnh về sản xuất, với các sản phẩm về gạo, cà phê, chè, các loại rau quả và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, các sản phẩm nông sản của Việt Nam hiện có điểm yếu là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa tốt.
Mặt khác, dù số lượng xuất khẩu lớn, song giá trị thu lại còn thấp do hạn chế về chất lượng sản phẩm cũng như chưa phát triển và xác lập được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới.
Ngược lại, các doanh nghiệp Singapore lại có thế mạnh về khâu chế biến, đóng gói, gia tăng giá trị… và đặc biệt là có quan hệ về thị trường khá rộng rãi.
Singapore là một trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các nơi trên thế giới cùng với các thế mạnh về kinh nghiệm quản lý, chế biến và tiếp thị ra thị trường.
Theo ông Trần Thanh Hải, đây là những thế mạnh mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải khai thác và học hỏi để nâng cao trình độ.
Đặc biệt, sau khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN, điểm chính mà Việt Nam trông đợi đó là tiếp cận các thị trường khác thông qua Singapore.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) - một trong những doanh nghiệp thâm nhập thị trường Singapore khá sớm, cho hay sẽ tiếp tục mở rộng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường khó tính này cũng như đón đầu cơ hội để tìm đường mở rộng sang các thị trường khác thông qua những thỏa thuận thương mại như :
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Singapore cũng đánh giá cao tiềm năng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông-thủy sản và các mặt hàng thực phẩm rau quả đối với Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh như gạo, cà phê, chè...
Trong 3 năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore tăng trưởng đạt bình quân trên 12%/năm.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore năm 2014 đạt 2,93 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2013; kim ngạch nhập khẩu đạt 6,83 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 10 tháng của năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đã đạt 3,1 tỷ USD, tăng trưởng tới 30% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore là rau quả, cà phê, hạt tiêu...
đều tăng trưởng trong những năm gần đây, đạt 19,5%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 1,3 lần từ 274,6 triệu USD (2012) lên đến 355,8 triệu USD (năm 2014).
Tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore tăng từ 2,9% (năm 2012) lên 4,1% (năm 2014).
Có thể bạn quan tâm

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.

Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.