Việt Nam ít chịu tác động từ giá hàng hóa cơ bản lao dốc

Cũng theo hãng tin này, trái lại, việc Indonesia và Malaysia không đa dạng hóa được hàng xuất khẩu đang đặt ra nguy cơ cho triển vọng kinh tế châu Á năm 2016.
Cách đây 2 thập niên, hàng hóa cơ bản chiếm khoảng 50% hàng xuất khẩu của cả Việt Nam và Indonesia.
Đến năm 2014, Việt Nam đã giảm tỷ lệ này xuống còn chưa đầy 30%, trong khi hàng hóa cơ bản vẫn chiếm khoảng 60% xuất khẩu của Indonesia.
Đối với Philippines, một nước nhập khẩu ròng hàng hóa cơ bản, tỷ lệ này trong năm ngoái vào khoảng 20%.
Việt Nam đã giảm phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử, điện thoại di động, hàng dệt may và giày dép thông qua mở rộng mạng lưới sản xuất, theo Bloomberg.
Giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu, từ giá dầu thô tới giá đồng và giá than đã giảm mạnh do nhu cầu của Trung Quốc giảm sút khi nền kinh tế nước này giảm tốc.
Theo một báo cáo của ngân hàng HSBC, hiện tượng thời tiết El Nino làm mùa đông ấm hơn ở khu vực Bắc Mỹ có thể sẽ giữ giá dầu và khí đốt ở mức thấp, gây áp lực đối với kim ngạch xuất khẩu của Malaysia và Indonesia.
“Tình hình thị trường hàng hóa cơ bản sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế cho tới hết năm 2016”, báo cáo của HSBC có đoạn viết. “Philippines sẽ hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Việt Nam sẽ vững vàng. Chúng tôi tiếp tục nhận thấy rủi ro cao nhất đối với Indonesia, nơi tác động đối với nền kinh tế và tiêu dùng đến nay vẫn còn chưa được cảm nhận hết”.
Tháng trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP của Việt Nam và Philippines sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm nay và năm tới, mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, ADB dự báo kinh tế Indonesia tăng 5,4% và kinh tế Malaysia tăng 4,9%.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2014 là 2.052 USD/người, so với mức 3.492 USD/người của Indonesia.
Có thể bạn quan tâm

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua, cấp ủy và UBND huyện, xã, thị trấn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát thực tế, ngành chuyên môn tích cực tổ chức thực hiện, nhân dân có quyết tâm cao nên diện tích phát triển nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên.

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam.

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.