Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Đó là thông tin được văn phòng đại diện của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết ngày 19/6.
Theo đó, FAO sẽ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng sẵn sàng phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm với trị giá là 1,7 triệu USD. Nguồn vốn này do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Dự án sẽ giúp Việt Nam tiếp tục tăng cường khả năng kiểm soát các ổ dịch H5N1 cũng như các bệnh lây nhiễm mới nổi khác, bao gồm cả nguy cơ dịch cúm H7N9. Đặc biệt, nguồn tài trợ mới sẽ giúp Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Chẩn đoán thú y T.Ư, các cơ quan thú y vùng tiếp tục giám sát sự lưu hành của virus thông qua việc thu thập và phân tích mẫu từ gia cầm tại hơn 250 chợ.
"Điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục tăng cường chuẩn bị và giám sát để phòng chống nguy cơ hiện hành của dịch cúm H5N1, đồng thời theo dõi chặt chẽ nguy cơ dịch H7N9. FAO sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mọi hoạt động cần thiết cho công tác sẵn sàng ứng phó" - TS. Scott Newman, điều phối viên kỹ thuật cao cấp của FAO thuộc Trung tâm Khẩn cấp kiểm soát bệnh động vật lây truyền qua biên giới (ECTAD) cho biết.
Kể từ năm 2005, USAID đã đóng góp trên 50 triệu USD cho Viêt Nam để phòng chống lại dịch cúm gia cầm và các loại dịch bệnh lây nhiễm mới xuất hiện khác.
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nhãn lồng Khoái Châu (Hưng Yên), Chu Văn Vang đã dành tình yêu của mình cho cây nhãn. 15 tuổi, Vang đã bắt tay vào ươm, nhân giống, quyết tâm không để giống nhãn quý của quê hương mình bị mai một.

Bệnh bại huyết: Cá bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. Loại bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên.

Một nghịch lý đang xảy ra khiến hàng ngàn nông dân trồng lúa chất lượng cao lo âu và “khóc ròng” vì thương lái và doanh nghiệp chỉ mua lúa... chất lượng thấp.

Một xã có gần chục xứ đồng, với ba dạng địa hình trung du, gò đồi và trũng, chất đất, năng suất ở mỗi vùng vênh nhau, khiến việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) rơi vào bế tắc.

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...