Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Đó là thông tin được văn phòng đại diện của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết ngày 19/6.
Theo đó, FAO sẽ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng sẵn sàng phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm với trị giá là 1,7 triệu USD. Nguồn vốn này do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Dự án sẽ giúp Việt Nam tiếp tục tăng cường khả năng kiểm soát các ổ dịch H5N1 cũng như các bệnh lây nhiễm mới nổi khác, bao gồm cả nguy cơ dịch cúm H7N9. Đặc biệt, nguồn tài trợ mới sẽ giúp Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Chẩn đoán thú y T.Ư, các cơ quan thú y vùng tiếp tục giám sát sự lưu hành của virus thông qua việc thu thập và phân tích mẫu từ gia cầm tại hơn 250 chợ.
"Điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục tăng cường chuẩn bị và giám sát để phòng chống nguy cơ hiện hành của dịch cúm H5N1, đồng thời theo dõi chặt chẽ nguy cơ dịch H7N9. FAO sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mọi hoạt động cần thiết cho công tác sẵn sàng ứng phó" - TS. Scott Newman, điều phối viên kỹ thuật cao cấp của FAO thuộc Trung tâm Khẩn cấp kiểm soát bệnh động vật lây truyền qua biên giới (ECTAD) cho biết.
Kể từ năm 2005, USAID đã đóng góp trên 50 triệu USD cho Viêt Nam để phòng chống lại dịch cúm gia cầm và các loại dịch bệnh lây nhiễm mới xuất hiện khác.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

Miệt mài đưa nông sản của nhà nông qua chế biến “made-in Quảng Ngãi” đi đến nhiều nước, những doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không ngừng đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, vừa được Bộ Công thương bình chọn.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.