Việt Nam Đứng Đầu Thị Trường Cung Cấp Tôm Cho Hàn Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2014, Hàn Quốc đã tăng mạnh nhập khẩu (NK) tôm từ Việt Nam, giá trị NK tăng 92,2% so với cùng kỳ năm 2013. Ngược lại, giá trị NK tôm của Hàn Quốc từ một số thị trường như Trung Quốc giảm 24,4%, Thái Lan giảm 15,6%.
Tính đến hết tháng 6-2014, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu (XK) tôm lớn thứ 4 trên 81 thị trường của Việt Nam và chiếm 7,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam.
Nửa đầu năm, các DN đã có sự thay đổi mạnh cơ cấu XK mặt hàng tôm sang thị trường này. Trong đó, tăng 17% giá trị tôm chân trắng, từ tỷ trọng 63% trong 6 tháng đầu năm trước lên 80% tổng giá trị tôm XK trong 6 tháng đầu năm nay. Giá trị XK mặt hàng tôm khác cũng tăng 1,2%. Trong khi đó, mặt hàng tôm sú XK sang Hàn Quốc lại giảm mạnh 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), dựa trên số liệu cập nhật mới của Hải quan Hàn Quốc, tính đến hết tháng 6-2014, Việt Nam tiếp tục là thị trường cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Hàn Quốc, chiếm 44,45% tổng giá trị NK tôm của nước này.
Giá trị NK tôm từ Việt Nam cao gấp 3,6 lần so với giá trị NK từ nguồn cung lớn thứ 2 là Trung Quốc. Tiếp đó là các thị trường lớn khác như: Thái Lan, Malaysia, Ecuador…
Có thể thấy, trong nửa đầu năm nay, XK tôm sang thị trường Hàn Quốc thuận lợi hơn so với năm trước cũng nhờ giá NK của nước này ổn định. Trong đó, giá tôm NK từ Việt Nam ở mức 11 USD/kg, cao hơn giá NK trung bình của nước này và cao gấp đôi so với tôm NK từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.

Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh.