Việt Nam Đứng Đầu Thị Trường Cung Cấp Tôm Cho Hàn Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2014, Hàn Quốc đã tăng mạnh nhập khẩu (NK) tôm từ Việt Nam, giá trị NK tăng 92,2% so với cùng kỳ năm 2013. Ngược lại, giá trị NK tôm của Hàn Quốc từ một số thị trường như Trung Quốc giảm 24,4%, Thái Lan giảm 15,6%.
Tính đến hết tháng 6-2014, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu (XK) tôm lớn thứ 4 trên 81 thị trường của Việt Nam và chiếm 7,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam.
Nửa đầu năm, các DN đã có sự thay đổi mạnh cơ cấu XK mặt hàng tôm sang thị trường này. Trong đó, tăng 17% giá trị tôm chân trắng, từ tỷ trọng 63% trong 6 tháng đầu năm trước lên 80% tổng giá trị tôm XK trong 6 tháng đầu năm nay. Giá trị XK mặt hàng tôm khác cũng tăng 1,2%. Trong khi đó, mặt hàng tôm sú XK sang Hàn Quốc lại giảm mạnh 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), dựa trên số liệu cập nhật mới của Hải quan Hàn Quốc, tính đến hết tháng 6-2014, Việt Nam tiếp tục là thị trường cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Hàn Quốc, chiếm 44,45% tổng giá trị NK tôm của nước này.
Giá trị NK tôm từ Việt Nam cao gấp 3,6 lần so với giá trị NK từ nguồn cung lớn thứ 2 là Trung Quốc. Tiếp đó là các thị trường lớn khác như: Thái Lan, Malaysia, Ecuador…
Có thể thấy, trong nửa đầu năm nay, XK tôm sang thị trường Hàn Quốc thuận lợi hơn so với năm trước cũng nhờ giá NK của nước này ổn định. Trong đó, giá tôm NK từ Việt Nam ở mức 11 USD/kg, cao hơn giá NK trung bình của nước này và cao gấp đôi so với tôm NK từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.