Việt Nam Đứng Đầu Thế Giới Về Xuất Khẩu Hạt Điều 8 Năm Liền

Năm 2013, các doanh nghiệp ngành điều xuất khẩu được 264.000 tấn nhân, với kim ngạch đạt 1,66 tỷ USD. Nếu tính cả xuất khẩu các sản phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều, kim ngạch xuất khẩu điều trong năm qua đạt khoảng 2 tỷ USD. Thị trường Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là những thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, đây là năm thứ 8 liên tiếp ngành điều Việt Nam vượt qua Ấn Độ để giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân. Kết quả xuất khẩu điều trong năm qua đã phản ánh sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều, trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, sức mua trên thị trường thế giới giảm.
Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết: Năm 2014, Hiệp hội Điều Việt Nam xác định chủ yếu ngành điều khuyến khích các nhà máy đi vào chế biến sâu, để đẩy giá trị xuất khẩu lên khoảng 2 triệu đô và sản lượng xuất khẩu vẫn giữ mức như năm 2013, tức là tăng giá trị xuất khẩu là chủ yếu.
Còn về nhập khẩu nguyên liệu, khách hàng quốc tế có cam kết của các nước Tây Phi thì năm 2014, các nước này sẽ dành nguyên liệu điều thô bán cho Việt Nam, đủ để cân đối nguyên liệu chế biến của các nhà máy.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian phát triển mạnh ở Bình Thuận, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đến nay người nuôi dông đang đối mặt với khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Bài toán về thị trường tiêu thụ sản phẩm đang được nhiều người dân quan tâm.

Khi nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi thử con hào. Ngoài việc nuôi thủy sản trên 1,5ha, ông Siếu nuôi hào bè trên sông và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân vùng ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi và nhờ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa tại một số địa phương ĐBSCL cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nông dân trồng lúa vẫn chưa vui, vì giá lúa đang ở mức thấp…

Từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 470ha thủy sản, đạt 70% kế hoạch. Năm nay, do cá thát lát cườm thương phẩm tăng giá từ 80.000 - 90.000 đ/kg tăng gần gấp đôi năm rồi, nên nhiều người trở lại đầu tư nuôi cá này, dẫn đến giá con giống cũng tăng theo.

Ngay từ những năm đầu của thập niên 1990, nghề NTNL đã xuất hiện và bắt đầu từ năm 2000 NTNL phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 2000 diện tích NTNL toàn tỉnh chỉ đạt 2.617 ha với sản lượng 1.348 tấn, tạo việc làm cho 5.000 lao động; đến năm 2012 diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đạt 5.082 ha, sản lượng đạt 11.821 tấn và tạo ra việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động địa phương.